Viết Luận Án Tiến Sĩ
Khi ở thời sinh viên chúng ta thường loay hoay đối đầu với những hình thức bài tập như viết tiểu luận ngắn, tiểu luận nối dài, luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu của giảng viên. Thì ở hệ đào tạo cao học, các vị nghiên cứu sinh phải đau đầu với những bài viết luận án tiến sĩ khi vừa hoàn thành khóa đào tạo cao học của mình. Viết luận án thể hiện tầm đẳng cấp tư duy của người trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu, cũng vì bài viết có vai trò quan trọng như vậy mà luận án thường có những yêu cầu riêng rất cao đòi hỏi nghiên cứu sinh phải trải qua quá trình rèn luyện kiến thức, đúc kết tư liệu để hoàn thành. Là một công trình nghiên cứu độc lập, sáng tạo trong nội dung luận đó là những kiến giải xây dựng xã hội phát triển tốt hơn. Đồng thời, vấn đề này yêu cầu nghiên cứu sinh sở hữu rất nhiều kỹ năng mềm, bởi vì kỹ năng của bản thân sẽ góp phần giúp bài luận đạt được nhiều kết quả cao.
Phương Châm Thực Hiện Luận Án Tiến Sĩ
Như đã nói, bản chất mỗi bài viết luận án tiến sĩ đều phải mang trong mình những mục tiêu phải được đề ra từ đầu khi mới chỉ là một ý tưởng. Bài luận là kiến giải cá nhân có tính chất khoa học độc đáo, vận dụng khả năng tư duy sáng tạo và khối óc phân biệt tình huống để mang lại những gì tốt đẹp nhất cho đời sống, xã hội phát huy hết chức năng và phát triển bền vững nhất. Nghiên cứu sinh phải đề ra mục đích cao cả phù hợp với điều kiện nghiên cứu cũng như những yêu cầu khắt khe từ cố vấn hướng dẫn thực hiện luận án. Bài luận nếu muốn đạt được kết quả cao thì người viết chắc chắn phải đề ra kế hoạch hoạt động công trình rõ ràng và lồng ghép các phương án nghiên cứu phù hợp với chủ đề thực hiện viết luận án tiến sĩ. Người thực hiện luận sẽ cân nhắc thời gian cụ thể cho mỗi một bước đi của công trình nghiên cứu và phải đề ra kế hoạch rõ ràng, chi tiết để tránh tối đa sự nhầm lẫn.
Yêu Cầu Thực Hiện Công Trình
Trong một công trình viết luận án tiến sĩ chắc chắn không thể thiếu bố cục chi tiết, giàu tính logic thể hiện tác phong nghiêm túc đối với bài luận. Thông thường, các vị nghiên cứu sinh sẽ có tâm lý e ngại cho bước này bởi vì nó có rất nhiều chi tiết, nếu không thực hiện tuần tự từng phần một thì người viết sẽ dễ gặp gián đoạn và sai sót khi thực hiện nội dung.
- Lời giới thiệu: Chắc chắn người đọc sẽ thấy nhàm chán khi vừa mở đầu đã bắt tay ngay vào nội dung nghiên cứu, nghiên cứu sinh hãy bắt đầu một giả định vui nào đó gây sự chú ý nhiều hơn cho vấn đề của mình.
- Phụ lục: Ắt hẳn đây là phần không thể thiếu cho một văn bản luận án, trong này tóm tắt số trang tương ứng với chương trình bày, thống kê bảng biểu, kí tự đặc biệt.
- Cấu tạo đề cương: Bạn hãy thống kê tất cả những thông tin mà bản thân nghiên cứu sinh gặt hái được trong quá trình, đó sẽ là những cơ sở thực tiễn quý báu đóng góp sự thành công cho luận án. Sau khi đã nắm giữ những phát hiện mới hay sắp xếp chúng thật phù hợp và khoa học, làm sao để sau này khi viết nội dung, chỉ cần nhìn vào đề cương thôi người viết đã biết nên xây dựng luận cứ thế nào mới đúng theo phương pháp cá nhân người trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu đã đề ra từ lúc chỉ mới nảy mầm ý tưởng.
- Mở đầu nội dung: Nếu ở trên lời giới thiệu bạn đã bắt đầu bằng cách gây sự chú ý của những người theo dõi thì trong phần mở đầu bạn hãy tiến hành giới thiệu “lý do để hoàn thành bài luận án tiến sĩ là gì?” hãy tự mở ra những câu hỏi để mọi người cùng có thể tương tác nhiều hơn với những sáng giải nghiên cứu độc đáo của bản thân mình.
- Viết nội dung: Phần nội dung sẽ kết cấu chặt chẽ với bản đề cương đã đề ra. Nhiệm vụ chính của bước này là bạn hãy bổ sung luận cứ phù hợp cho những luận điểm đã chọn lọc được. Cá nhân trực tiếp tham gia đừng quên vận dụng khối óc sáng tạo và những khả năng quan trọng cho nội dung chính nhé. Vì đây là phần quan trọng nên bạn tuyệt đối không được ngó lơ cho dù từng chi tiết nhỏ, nên tập trung tối đa vào công trình bản thân thực hiện nghiên cứu.
- Kết thúc công trình: Nhiệm vụ chính của bạn là tóm gọn vấn đề viết luận án tiến sĩ, trong phần này bản thân bạn nên lồng ghép những ấn tượng mà bạn có cơ hội tiếp xúc khi thực hiện nghiên cứu.
- Lời cảm ơn: Đây là chi tiết cuối cùng của một văn bản nghiên cứu, lời cảm ơn là phần quen thuộc đối với mỗi chủ đề viết luận.
Yếu Tố Để Đánh Giá Sản Phẩm Luận Án Tiến Sĩ
Bài viết luận án tiến sĩ sẽ được hội đồng thẩm định đánh giá dựa trên các yếu tố sau đây:
- Tính độc lập của công trình nghiên cứu
- Khả năng thành công nếu đưa công trình vào thực tế
- Sự sáng tạo của cá nhân nghiên cứu sinh trong lĩnh vực thực hiện
- Bài viết luận đã đạt đủ yêu cầu để áp dụng như cố vấn hướng dẫn đặt ra hay chưa?
- Hình thức trình bày và phương pháp tiến hành có phù hợp với chủ đề nghiên cứu
Đội ngũ có đủ thẩm quyền đánh giá luận án thường là những vị giáo sư đứng đầu đơn vị, bài luận cũng sẽ được đánh giá ở 2 cấp bậc phù hợp với khả năng cũng như phạm vi liên quan đó chính là cấp địa phương và cấp trung ương.
Với đặc thù là một loại hình nghiên cứu quan trọng, đòi hỏi nghiên cứu sinh phải mày mò từng chút một để phù hợp với mong muốn của giảng viên hướng dẫn. Chúc tất cả các vị tiến sĩ tương lai sẽ sở hữu được tác phẩm nghiên cứu độc đáo và được hội đồng cố vấn đánh giá cao thông qua chuyên đề viết luận án thạc sĩ.