Skip to main content

Viết Luận Án

Muốn hoàn thành khóa học tiến sĩ hoặc được nhận bằng công nhận là tiến sĩ thì mỗi người bắt buộc phải hoàn thành bài viết luận án tiến sĩ. Đây là dạng bài viết luận án mang tính chất như một kiến giải khoa học, mang tính cơ sở lý luận cao, nếu có bài luận xuất sắc người viết không chỉ dừng lại ở bước được hội đồng đánh giá cao mà sau khi đó bài viết sẽ được đội ngũ hỗ trợ áp dụng vào thực tế như giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong chính chủ đề nghiên cứu. Ngoài ra bài luận án đó sẽ là nguồn tài liệu vàng cho khóa tri thức kế tiếp, có đóng góp tích cực góp phần tạo nên giá trị phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu. Người trực tiếp tham gia vào bài luận án là những người đã có quá trình rèn dũa trong việc trau dồi từ kiến thức lẫn kỹ năng, buộc phải nắm được kiến thức từ giảng đường áp dụng vào thực tế nghiên cứu, học hỏi kỹ năng từ những người thân quen như kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng trao đổi công việc, khả năng viết lách, khả năng truyền đạt thông tin, thực hành chuyên đề,…

Đây là dạng bài viết luận án mang tính chất như một kiến giải khoa học, mang tính cơ sở lý luận cao (Nguồn: Internet)

Đây là dạng bài viết luận án mang tính chất như một kiến giải khoa học, mang tính cơ sở lý luận cao (Nguồn: Internet)

Thực Hiện Nội Dung Yêu Cầu

Như đã nói ở trên, bởi vì bài viết luận án đóng vai trò rất quan trọng trong chặng đường học tập cũng như công việc trong tương lai. Chính vì vậy, bài luận cũng sẽ có những yêu cầu riêng đối với người viết, một trong đó là chính là yêu cầu về mặt nội dung:

  1. Phần mở đầu: Phần này chiếm khoảng 5% của bài luận án, ở phần này buộc người thực hiện giới thiệu ngắn gọn về công trình nghiên cứu của cá nhân mình như lý do chọn lựa chủ đề, mục đích, phạm vi nghiên cứu. Sẽ cung cấp thông tin cần thiết về cả cơ sở lý luận hay cơ sở thực tiễn để cho người đọc dễ liên tưởng, hình dung ra vấn đề người viết muốn mang lại. Trong phần mở đầu chứa đựng cốt lõi được đề cập tới, các đoạn văn thể hiện được sự bao hàm các vấn đề còn tồn dư chưa được giải quyết, những câu chuyện chưa được giải quyết còn gây ra tranh cãi, những quan tâm trong xã hội hãy những vấn đề trong lĩnh vực giáo dục, môi trường để cuối cùng dẫn đến lập luận về khoảng trống tri thức hay giải pháp công nghệ, quá trình quản lý,… Tóm lại chủ đích của vấn đề này phải giải quyết được 3 yếu tố đó là định hình vấn đề nghiên cứu, giả thuyết về vấn đề, thiết lập ý nghĩa, tính mới của quá trình nghiên cứu.
  2. Tổng quan tài liệu: Sẽ thường chiếm từ 20-30% bài luận. Trong phần này sẽ phân tích, đánh giá các biện pháp khả thi liên quan trực tiếp tới đề tài đã được công bố từ trước, chỉ ra vấn đề còn tồn tại mà bài luận tập trung giải quyết, cách tiếp cận và lựa chọn hướng đi sẽ trình bày cụ thể trong phương án nghiên cứu. Bởi vì, đây là một bài nghiên cứu mới đóng góp trực tiếp vào nghề nghiệp nên tài liệu phải tạo tính mới, không được trùng lặp cho bài viết luận án. Thông qua khối óc biện luận, nghiên cứu sinh cần xác định rõ những khoảng trống trong lớp trí thức hiện tại, chứng minh nghiên cứu của mình dựa vào những công trình nghiên cứu trước đây, đưa tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, nêu biện luận của chính vấn đề đó, hướng giải quyết vấn đề trong nghiên cứu của mình.
  3. Phương pháp thống nhất đề tài: Ở đây sẽ chiếm tới 15% của bài luận, mô tả hành vi tiến hành thí nghiệm để thu thập thông tin. Về cơ bản, phương pháp dùng để mô tả cụ thể theo trình tự logic quá trình thiết kế và tiến hành nghiên cứu, vật liệu cụ thể và phương pháp được đưa ra để sử dụng. Thiết kế nghiên cứu được diễn tả bằng những từ ngữ chọn lọc, rõ ràng và mang tính cụ thể. Phần này nghiên cứu sinh hãy tự đặt ra các câu hỏi như: Làm gì? Làm thế nào? Tiến hành ở đâu? Sử dụng phương pháp để xử lí bài luận như thế nào?
  4. Kết quả và thảo luận bài luận: Phần này chiếm tối đa 50% cho bài viết, gồm 2 mục đích chính đó là trình bày kết quả và bàn luận về vấn đề. Chìa khóa quan trọng chính là biểu đạt kết quả, tác giả sẽ trình bày chính xác rằng mình đã phát hiện điều gì trong quá trình nghiên cứu.
Như đã nói ở trên, bởi vì bài luận án đóng vai trò rất quan trọng trong chặng đường học tập cũng như công việc trong tương lai (Nguồn: Internet)

Như đã nói ở trên, bởi vì bài viết luận án đóng vai trò rất quan trọng trong chặng đường học tập cũng như công việc trong tương lai (Nguồn: Internet)

XEM THÊM: NHỮNG NGUYÊN TẮC VIẾT TIỂU LUẬN BẠN NÊN GHI NHỚ

Khó Khăn Trong Việc Thực Hiện Luận Án

  • Không có khả năng thu thập thông tin tốt
  • Kỹ năng giao tiếp thấp
  • Viết lách hạn hẹp
  • Bài viết không có sự liên kết giữa các luận cứ
  • Sắp xếp trình tự bài viết thiếu sự logic
  • Bận bịu không phân chia thời gian hợp lý để hoàn thành bài viết luận án
  • Không biết đầu tư vào bài viết sao cho hợp lý
  • Không giữ liên lạc với thầy cô để khi có vướng mắc gì khó liên lạc trao đổi được.
  • Chọn đề tài nghiên cứu sao cho phù hợp với yêu cầu của thầy cô

Trình Bày Phụ Lục Sao Cho Đúng

Phần này được trình bày sau danh mục tài liệu tham khảo và được liệt kê cụ thể ở phần mục lục. Lưu ý nếu có từ 2 mục trở lên, mỗi phụ lục nên bắt đầu ở một trang mới và đánh số thứ tự và sẽ chỉ bao gồm những nội dung cần thiết, phù hợp với nội dung của bài viết luận án. Nếu bài luận của bạn sử dụng những kí tự đặc biệt, hình vẽ, biểu đồ thì bạn nên tạo bảng thống kê rõ ràng.

Trình bày phụ lục sao cho đúng( Nguồn Internet)

Trình bày phụ lục sao cho đúng( Nguồn Internet)

 

Với những nội dung bài viết trên đã chia sẻ để có bài viết luận án trình bày đúng quy cách, mong rằng bạn sẽ lựa chọn được phương án phù hợp để vận dụng tạo ra bài viết được đánh giá cao trước hội đồng thẩm định.