Skip to main content

 

Nguyên Tắc Viết Tiểu Luận

Mỗi khi lên giảng đường, thầy cô vẫn thường hay ra những dạng bài tập như viết tiểu luận thông qua bài làm giảng viên sẽ đánh giá người học thật lực nhất. Thông thường, bài luận sẽ mang một đề tài nghiên cứu các vấn đề xoay quanh đời sống con người, tâm lý, hành vi,… ở góc nhìn của cá nhân người nghiên cứu. Bài luận thường có độ dài từ 15-30 trang giấy, tùy vào từng đơn vị riêng mà những quy định làm tiểu luận có thể thay đổi. Nhiệm vụ sau khi kết thúc bài luận là phải nên lên được vấn đề nghiên cứu, các góc nhìn còn tồn đọng tại hiện trạng và cuối cùng sẽ nêu lên được những giải pháp, phương án để phát triển vấn đề. Bài luận được đánh giá thành công là khi người trực tiếp nghiên cứu có kỹ năng chọn lọc đề tài, khả năng tiếp thu kiến thức rồi từ đó vận dụng ra thực tiễn, góc nhìn quan sát thực tế, kỹ năng truyền đạt thông tin tới người đọc. Nhìn chung thì tiểu luận cũng tương tự bài văn nghị luận thời trung học phổ thông nhưng khác ở chỗ tự mình sẽ đưa ra đề tài và cũng chính mình là người thực hiện bài viết và bài tiểu luận cũng sẽ có những nguyên tắc riêng vậy hãy cùng bài viết tìm hiểu về những nguyên tắc viết tiểu luận bạn nhé!

Cùng bài viết tìm hiểu về những nguyên tắc viết tiểu luận (Nguồn: Internet)

Cùng bài viết tìm hiểu về những nguyên tắc viết tiểu luận (Nguồn: Internet)

Quy Trình Thực Hiện Bài Tiểu Luận

  • Học hỏi nghiên cứu: Khi đã định hình xong hướng đi của bài luận, bạn nên cân nhắc phân chia thời gian hợp lý để học hỏi các phương pháp nghiên cứu như tìm kiếm sách báo, đọc các bài luận đã hoàn thành trên internet, hay tìm kiếm nguồn tài liệu trong thư viện,…
  • Hình thức lập luận: Như vấn đề đã nói trên, bài luận đòi hỏi khá nhiều kỹ năng từ người trực tiếp tham gia vào vấn đề nghiên cứu như việc sắp xếp các ý tưởng để tạo nên bố cục lập luận chặt chẽ. Bạn cần lưu ý rằng bạn không chỉ có khối óc phê phán khi xem nguồn tài liệu có sẵn mà bạn còn phải nêu ra những ý tưởng, lập luận của cá nhân. Và bạn không nên lan man quá nhiều vấn đề mà chỉ nên tập trung vào tụ điểm nghiên cứu của mình, điều này chắc chắn sẽ giúp bạn ghi điểm trong đôi mắt sắc bén từ hội đồng thẩm định. Cạnh bên hình thức lập luận thì bạn nên hỏi hỏi từ các phóng viên cách họ thu thập tin tức và chọn lọc đâu là nguồn tin tức chân thật để đưa vào bài tiểu luận
  • Chọn lọc nguồn tài liệu: Đây cũng không phải là phần quá xa lạ với những người thường xuyên làm bài tiểu luận nhưng với những người chỉ mới tập tành làm quen với dạng bài tập này thì sao? Bài viết rất khuyến khích bạn dẫn dắt tài liệu vào bài luận giúp nội dung nghiên cứu trở nên phong phú hơn nhưng với điều kiện khi muốn sử dụng chúng bạn phải ghi đầy đủ thông tin về nguồn ví dụ như tên tác giả, nhà xuất bản, tên bài viết,… Viết ghi chú này sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc nếu sau này bạn muốn tìm lại nguồn thông tin và cũng thể hiện thái độ tôn trọng đối với sản phẩm của người khác, thông thường  bạn sẽ trích dẫn tài liệu ở cuối đoạn văn. 
  • Về bố cục: đối với người đánh giá, hình thức hay bố cục đều sẽ được xem xét tỉ mỉ, chính vì vậy nếu không muốn mất đi số điểm bạn nên chú ý nhiều hơn đến chuyện căn lề, cách dòng, chính tả, kích cỡ chữ, font chữ,… Bạn nên để ý tới việc trích các đoạn nhỏ từ các nhà nghiên cứu khác vì nó liên quan tới vấn đề bản quyền. Về quy cách trình bày bố cục và thực hiện bạn nên tuân theo nguyên tắc viết tiểu luận mà Bộ Giáo dục đề ra và làm đúng như vậy nếu như trường bạn không có quy định riêng rõ ràng.
Bạn cần lưu ý rằng bạn không chỉ có khối óc phê phán khi xem nguồn tài liệu có sẵn mà bạn còn phải nêu ra những ý tưởng, lập luận của cá nhân (Nguồn: Internet)

Bạn cần lưu ý rằng bạn không chỉ có khối óc phê phán khi xem nguồn tài liệu có sẵn mà bạn còn phải nêu ra những ý tưởng, lập luận của cá nhân (Nguồn: Internet)

Bí Quyết Chọn Đề Tài Phù Hợp

Để sở hữu đề tài nghiên cứu bài tiểu luận xuất sắc, cách tốt nhất là bạn nên đọc thật nhiều những đề tài mà bạn cảm có hứng thú, nằm trong khả năng bạn có thể thực hiện và thực hiện tốt được những vấn đề đó, tiếp theo đó là bạn nên đề cập tới những kiến thức và giảng viên hướng dẫn đã đề cập vì đây sẽ là một cơ sở để bạn chọn ra được đề tài được đánh giá cao. Hơn nữa bạn hãy nghiên cứu những bài luận của trường trong phạm vi 3 năm trở lại đây là việc quan trọng giúp bạn có đề tài nghiên cứu trở nên độc đáo và tránh được sự trùng lặp ngẫu nhiên. Bạn hãy bắt đầu việc viết càng sớm càng tốt, đầu tiên là lên đề cương và nghĩ đến phương hướng mà bạn muốn dẫn dắt chủ đề, cũng đừng quên quản lý nguồn thời gian của mình nếu không muốn việc quá hạn xảy ra.

XEM THÊM: HƯỚNG DẤN CÁCH VIẾT TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ ĐẠT ĐIỂM CAO

Nội Dung Bài Tiểu Luận

Nội dung bài tiểu luận thì đương nhiên phải liên quan đến đề tài, bạn không thể lên đề tài một nơi và viết nội dung 1 cách theo cảm tính, thông thường nguyên tắc viết tiểu luận sẽ được trình bày theo bố cục từ 3-4 chương tùy theo quy định như sau:

  • Phần mở đầu- Để thực hiện tốt phần này các bạn nên tra tìm 1 số bài tiểu luận mẫu xem để nắm rõ hơn quy trình thực hiện chúng.
  • Phần 2-Cơ sở thực tiễn tiếp theo ở phần này các bạn nên trình bày rõ ràng và chính xác theo demo lên sẵn.
  • Phần 3- nội dung nghiên cứu:  Phần này tiến hành sử dụng các kiến thức mà mình đã nghiên cứu được triển khai vào luận điểm.
  • Phần 4- kết quả: bạn nên liệt kê những ý tưởng được xem là chủ đạo mà người trình bày tiểu luận đã đề cập ở trước, phần kết luận có thể tương tự như chủ đề ở phần mở bài.
Nội dung bài tiểu luận thì đương nhiên phải liên quan đến đề tài, bạn không thể lên đề tài một nơi và viết nội dung 1 cách theo cảm tính ( Nguồn: Internet)

Nội dung bài tiểu luận thì đương nhiên phải liên quan đến đề tài, bạn không thể lên đề tài một nơi và viết nội dung 1 cách theo cảm tính ( Nguồn: Internet)

Với nội dung thiết yếu mà bài viết đã biên soạn ở trên, mong bạn sẽ hiểu hơn về những nguyên tắc viết tiểu luận. Chúc các bạn sẽ vận dụng những nguyên tắc đó vào đề tài nghiên cứu của cá nhân mình từ đó sẽ có những bài tiểu luận đạt điểm số cao và được đánh giá xuất sắc.