Skip to main content

Nguyên Tắc Viết Tiểu Luận

Tiểu luận là điều rất quen thuộc với nhiều bạn sinh viên theo đuổi hệ đào tạo cao đẳng, đại học. Nhưng thực tế cho thấy ở các bạn sinh viên năm nhất khi được thầy cô giao bài tập viết tiểu luận còn khá bỡ ngỡ, dè chừng với loại bài tập này. Bài làm chính là những chuyên đề ngắn để trình bày quan điểm, nghiên cứu, phát hiện về một chủ đề mà người viết tâm đắc. Một bài luận sẽ có độ dài từ bảy đến hai mươi trang, dù viết về một vấn đề gì thì nhiệm vụ của một tiểu luận phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả mới mà người viết phát hiện được, hay ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết. Nguyên tắc viết tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của người viết mà phải theo những tiêu chuẩn quy định chuẩn về cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng, canh lề, kiểu chữ, tiêu đề, trình bày đầy lời cảm ơn, ghi chú, trích dẫn, tài liệu tham khảo…

Nguyên tắc viết tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của người viết mà phải theo những tiêu chuẩn quy định (Nguồn: Internet)

Nguyên tắc viết tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của người viết mà phải theo những tiêu chuẩn quy định (Nguồn: Internet)

Cấu Trúc Của Một Bài Tiểu Luận

Như đã nói ở trên, bài viết tiểu luận phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả mới mà người viết phát hiện được, hay ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết. Nó cũng tương tự như một bài văn thời phổ thông của bạn vậy, bạn phải nêu ra được vấn đề cũng như quan điểm, hướng giải quyết vấn đề đó. Nó khác hơn so với bài làm văn ở chỗ là đề tài bạn đưa ra, có thể dễ hơn hoặc khó hơn đó là tuỳ theo cách bạn diễn tả, trình bày. Nguyên tắc viết tiểu luận bắt buộc phải có cấu trúc như sau:

  • Trang bìa: Bìa tiểu luận chính là trang phía ngoài cùng, trang bìa được làm bằng giấy cứng, góc trên phải có tên của trường và khoa, giữa trang đề tên bằng chữ in hoa khổ lớn, góc phải phía cuối trang đề họ tên người hướng dẫn.
  • Trang phụ bìa (theo mẫu của đơn vị)
  •  Trang nhận xét của Giáo viên hướng dẫn (nên có theo quy định riêng của đơn vị)
  • Trang nhận xét của Giáo viên Bộ Phận (nên có theo quy định riêng của đơn vị)
  • Lời cảm ơn 
  • Mục lục: Bao gồm các vấn đề lớn và nhỏ của bài tiểu luận. Mục lục có thể gồm tối đa ba chương. Trong cùng một chương phải có tối đa hai tiêu đề nhỏ cùng cấp.
  • Bảng viết tắt, thuật ngữ, tên riêng (phải có phần giải thích)
  • Danh sách bảng, hình vẽ,…

 

Trong cùng một chương phải có tối đa hai tiêu đề nhỏ cùng cấp (Nguồn: Internet)

Trong cùng một chương phải có tối đa hai tiêu đề nhỏ cùng cấp (Nguồn: Internet)

XEM THÊM: CÁCH VIẾT MỘT BÀI LUẬN VĂN HAY TRONG TIẾNG ANH

Hình Thức Chung Của Một Bài Tiểu Luận Cơ Bản 

  1. Chương 1: Lời mở đầu: Lời mở đầu khái quát được nội dung mình muốn nhắc tới, lời mở đầu không được quá ngắn nhưng sẽ không quá dài theo nguyên tắc viết tiểu luận. Chỉ bao gồm những câu văn gây thương nhớ, ngôn từ bóng bẩy khi mình muốn nhắc đến thông tin bài luận muốn nêu ra
  2. Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Căn cứ vào thực tế, những vấn đề còn tồn đọng trong xã hội
  3. Chương 3: Thực trạng và đánh giá: Trình bày thực trạng của vấn đề nêu lên, những việc đã làm được hay chưa làm  trong đề tài cùng những đánh giá về vấn đề đó.
  4. Chương 4: Thường viết về các giải pháp, kiến nghị, bài học kinh nghiệm rút ra hay giải pháp cho thời gian sắp tới. Phần này đưa ra cho cơ sở căn cứ vào thực trạng, những khó khăn, vướng mắc còn gặp phải của vấn đề đã nêu ra trong chương hai. Trong phần này, các bạn có thể đề xuất theo quan điểm cá nhân để hoàn thiện nguyên tắc viết tiểu luận một cách tốt nhất về mặt lý luận liên quan đến đề tài

 

Bí Quyết Chọn Đề Tài Phù Hợp

Để sở hữu đề tài nghiên cứu bài tiểu luận xuất sắc, cách tốt nhất là người trực tiếp tham gia vào công trình nên đọc nhiều những đề tài mà bạn có cảm hứng, nằm trong khả năng có thể thực hiện và thực hiện tốt được những vấn đề đó, tiếp theo là bạn nên đề cập tới những kiến thức mà giảng viên hướng dẫn đã đề cập vì đây sẽ là một cơ sở để bạn chọn ra chủ đề theo nguyên tắc viết tiểu luận được đánh giá cao. Hơn nữa, bạn hãy nghiên cứu những bài luận của chính đơn vị mình đang học tập và làm việc trong phạm vi 3 năm trở lại, đây là vấn đề quan trọng giúp bạn có đề tài nghiên cứu trở nên độc đáo và tránh được sự trùng lặp ngẫu nhiên. Người viết hãy bắt đầu việc viết càng sớm càng tốt, qua chủ đề nghiên cứu hãy nghĩ đến phương hướng mà bạn muốn dẫn dắt đề tài và đừng quên quản lý nguồn thời gian của mình nếu không muốn công trình nghiên cứu thường xuyên bị giảng viên thúc dục. Khi đã định hình xong mục đích của bài luận, người viết luận nên học hỏi các phương pháp nghiên cứu như tìm kiếm sách báo, đọc các nguyên tắc viết tiểu luận qua internet, hay tìm kiếm nguồn tài liệu trong thư viện.

Qua chủ đề nghiên cứu hãy nghĩ đến phương hướng mà bạn muốn dẫn dắt đề tài và đừng quên quản lý nguồn thời gian của mình nếu không muốn công trình nghiên cứu thường xuyên bị giảng viên thúc dục (Nguồn: Internet)

Qua chủ đề nghiên cứu hãy nghĩ đến phương hướng mà bạn muốn dẫn dắt đề tài và đừng quên quản lý nguồn thời gian của mình nếu không muốn công trình nghiên cứu thường xuyên bị giảng viên thúc dục (Nguồn: Internet)

Với những thông tin mà bài viết đã đề cập ở trên, mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về những nguyên tắc viết tiểu luận. Chúc các bạn sẽ vận dụng những nguyên tắc đó vào đề tài nghiên cứu của cá nhân mình, từ đó sẽ có những bài tiểu luận đạt điểm số cao và được đánh giá xuất sắc.