Viết Luận Án Tiến Sĩ
Nếu bài viết tiểu luận hay luận văn tốt nghiệp chỉ là bài viết về những phạm vi nghiên cứu cụ thể và hạn hẹp thì viết luận án tiến sĩ được coi là công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo mang tầm cao mới cả về mặt lý luận và thực tiễn. Hoặc có thể là hướng giải quyết mới mang giá trị trong việc thúc đẩy sự phát triển và gia tăng tri thức khoa học ở vấn đề nghiên cứu đó, hay việc sáng tạo các vấn đề của ngành khoa học và thực tiễn kinh tế – xã hội. Nhưng chắc rằng không phải nghiên cứu sinh nào khi lên đến bậc nghiên cứu để nhận bằng tiến sĩ cũng hiểu hết về cách để hoàn chỉnh một bài viết luận án tiến sĩ ấn tượng, vậy nên hãy theo dõi tiếp bài viết sau đây nhé!
Cấu Trúc Luận Án Tiến Sĩ
Viết luận án tiến sĩ chính là hoàn thiện một văn bản gốc với mục đích thể hiện được kinh nghiệm, năng lực cũng như kiến thức của nghiên cứu sinh trong việc tự tiến hành nghiên cứu độc lập cùng với sự dẫn lối của người hướng dẫn khoa học. Bên cạnh đó phải chứng minh được khả năng phân tích, diễn giải kết quả của công trình đó. Cũng chính vì thế mà luận án phải được trình bày vô cùng tỉ mỉ và cẩn thận thông qua ngôn ngữ khoa học, với mong muốn rằng những người dù không trực tiếp tham gia nghiên cứu có thể hiểu rõ và tiếp tục hoặc có thể lấy đó là công trình tham khảo. Luận án thường được phân bổ thành các phần và các chương; số chương dựa vào từng ngành, chuyên ngành và đề tài cụ thể. Nội dung của luận án tiến sĩ phải được trình bày rõ ràng, súc tích, văn phong khoa học và dễ hiểu, rõ ý và phải được đánh số bảng biểu, hình vẽ và đồ thị dựa trên nội quy và phải đảm bảo các nội dung sau:
Phần mở đầu
Đây là phần sẽ chiếm 5% trong luận án tiến sĩ của bạn, với mục đích giới thiệu khái quát về công trình mà bạn sẽ hướng tới để nghiên cứu, tại sao lựa chọn đề tài, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn mà đề tài mang lại. Phần này sẽ mang lại những thông tin cơ bản thiết yếu để giúp độc giả hiểu về chủ đề nghiên cứu, ý tưởng, giả thuyết, các vấn đề sẽ đưa ra và câu hỏi nghiên cứu, mục đích và phạm vi mà đề tài hướng tới. Với phần mở đâu bạn cần làm sao để thể hiện được vấn đề cốt lõi mà sắp sửa đề cập tới. Ngoài ra, nghiên cứu sinh cần tổng hợp được và trích nguồn được những phát hiện chủ yếu trong lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu, hãy chú trọng tới những phát hiện mới nhất. Và phải thể hiện được sự tổng quát giữa các vấn đề chưa giải quyết xong, những phát hiện nào đang tranh luận dở,…để cuối cùng đưa đến lập luận vấn đề mấu chốt. Ở phần mở đầu này nghiên cứu sinh cần đảm bảo đầy đủ 3 nội dung:
- Xác định cụ thể vấn đề sẽ nghiên cứu
- Đưa ra giả thiết, sơ lược ngắn gọn cách kiểm tra giả thiết đó và phạm vi nghiên cứu
- Đưa ra ý nghĩa, vai trò của việc nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Đối với chương này sẽ chiếm khoảng 25-30% của bài viết luận án tiến sĩ, với mục đích phân tích và nhận xét được các công trình nghiên cứu có mối liên quan đến các chủ đề luận án đã công bố trước đó; chỉ ra những điều còn tồn đọng mà bài viết luận án tiến sĩ sẽ tập trung giải quyết; nội dung và cách tiếp cận và chọn lựa hướng đi để giải quyết sẽ thể hiện cụ thể trong phần nghiên cứu tiếp đó.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Đây là chương sẽ chiếm tối đa 15% bài viết luận án tiến sĩ với vai trò diễn giải cách tiến hành thí nghiệm, thực hành điều tra,… để mang lại các số liệu và thông tin trả lời cho câu hỏi nghiên cứu được đặt ra. Bởi vậy mà các chương này phải thể hiện chi tiết, và về căn bản ở đây sẽ diễn tả theo trình tự logic về cách nghiên cứu và phương pháp được sử dụng, số liệu được tham khảo và cách xử lý, phân tích với cách chính xác nhất qua những từ ngữ được chọn lọc, rõ ràng cụ thể.
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Ở phần kết quả và thảo luận sẽ chiếm khoảng 50% của bài viết luận án tiến sĩ, sẽ phải thể hiện được hai mục đích chính: thể hiện kết quả và thảo luận. Điều quan trọng ở đây chính là việc mô tả kết quả, nghiên cứu sinh phải trình bày được vấn đề đã phát hiện được, phản ánh phương pháp đã sử dụng, trình tự thông tin và mục tiêu nghiên cứu. Phần thảo luận được coi là trọng tâm và quan trọng nhất của luận án, cũng là phần mà nghiên cứu sinh bổ sung giá trị cho chính công trình nghiên cứu của mình. Được coi là phần quan trọng là bởi nghiên cứu sinh khi viết luận án tiến sĩ cần giải thích được kết quả, trả lời các câu hỏi và biện luận được phương pháp và nhận xét về biện luận của mình. Bên cạnh đó, việc thảo luận để đưa ra những quan điểm, nhận thức mới nên người viết cần cẩn thận trong từng suy nghĩ về ý nghĩa của kết quả, bởi không chỉ đưa ra là xong mà còn phải giải thích và đưa ra ý nghĩa của chúng. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh cũng cần phải phân tích, nhận định được những khuyết điểm và tồn tại về vấn đề nghiên cứu, giải thích cách giải quyết và hướng đi của đề tài.
Kết luận và kiến nghị
Phần kết luận nghiên cứu sinh cần đưa ra những ý tưởng chính và ý nghĩa của những phát minh từ việc nghiên cứu của người viết luận án tiến sĩ và sự đóng góp tri thức, khoa học hay vận dụng vào những lĩnh vực có mối liên quan. Kết luận sẽ phải đưa ra tính bao quát, cam kết về sự tin cậy và giá trị rút ra từ chính kết quả nghiên cứu của đề tài luận án. Với mục kiến nghị thì nghiên cứu sinh cần đề xuất cho nghiên cứu kế tựu hay sử dụng kết quả nghiên cứu vừa rút ra được từ chủ đề viết luận án tiến sĩ của chính người viết.
Trên đây là những kinh nghiệm và kiến thức đưa ra nhằm giúp cho việc viết luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh được cải thiện hơn. Hy vọng rằng với những điều hữu ích trên sẽ mang lại bài viết luận án tiến sĩ ấn tượng, góp phần vào sự nghiệp và tương lai của nghiên cứu sinh.