Skip to main content

Viết Tiểu Luận Pháp Luật

Mỗi khi kết thúc môn học bài kiểm tra cuối cùng mà bất kì sinh viên nào cũng phải trải qua chính là dạng bài tập viết tiểu luận và cũng như các môn học đại cương khác ở môi trường đại học, cao đẳng, cao học thầy cô thường chọn viết tiểu luận pháp luật để hoàn thành đánh giá sinh viên trước khi môn học này kết thúc nhằm đánh giá lượng kiến thức mà sinh viên nắm được. Để có thể làm tốt, người viết tiểu luận pháp luật không chỉ cần nắm chắc kiến thức và có hiểu biết sâu rộng về thực trạng vấn đề đang nghiên cứu. Và hơn hết phải biết lựa chọn cho mình chuyên đề thật khoa học, vì đây sẽ là mạch cảm xúc chạy xuyên suốt bài tiểu luận pháp luật của bạn.Để bài tiểu luận của mình đáp ứng các tiêu chí khó tính của Giảng viên và dễ dàng đạt kết quả cao, các bạn sinh viên nên tham khảo các bước sau:

Chọn đề tài phù hợp: Để bài tiểu luận được đánh giá cao, người viết nên chọn cho mình đề tài phù hợp với nội dung giảng viên yêu cầu lẫn phù hợp với khả năng của bản thân bởi vì nếu một đề tài quá đơn giản sẽ gây nhàm chán cho người đọc và ngược lại nếu đề tài quá sâu rộng người viết sẽ rơi vào tình trạng chán nản và không hoàn thành kịp bài tiểu luận pháp luận.

Luôn giữ liên lạc với giảng viên hướng dẫn

Trong suốt vấn đề làm tiểu luận pháp luật nếu có bất cứ vấn đề gì băn khoăn, bạn hãy liên hệ ngay với giảng viên. Thông thường các giảng viên này là những người giàu kinh nghiệm, có kiến thức bộ môn nên sẽ đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho đề tài

Luôn chú ý trình bày khoa học: Một bài viết tiểu luận pháp luật nếu trình bày đẹp, đúng với quy định, không mắc các lỗi chính tả, ngôn từ rành mạch sẽ là một điểm cộng rất lớn cho người biên soạn. 

Để có thể làm tốt viết tiểu luận pháp luật, người viết tiểu luận không chỉ cần nắm chắc kiến thức và có hiểu biết sâu rộng về thực trạng vấn đề đang nghiên cứu. (Nguồn: Internet)

Để có thể làm tốt viết tiểu luận pháp luật, người viết tiểu luận không chỉ cần nắm chắc kiến thức và có hiểu biết sâu rộng về thực trạng vấn đề đang nghiên cứu. (Nguồn: Internet)

Đạt Kết Quả Cao Nhờ Cách Trình Bày Và Bố Cục Logic

Nếu bạn đã lên được chủ đề phù hợp với yêu cầu nhưng cách trình bày không mấy đẹp mắt sẽ là một điểm trừ khá lớn từ phía người hướng dẫn, bạn nên lưu ý cách trình bày bài viết tiểu luận pháp luật như sau:

Chú ý tới ngôn ngữ viết: khi thực hiện viết tiểu luận pháp luật bạn nên rút ngắn câu chữ của mình, bài viết phải đầy đủ nội dung đạt được số trang yêu cầu nhưng không vì thế mà ngôn từ của bạn trở nên rườm rà dẫn đến trạng thái viết mơ hồ. Bởi vì sau khi thực hiện biên soạn nội dung bạn còn phải truyền đạt nội dung tới người đọc, nếu câu chữ của bạn không kiểm soát được thì hậu quả là sẽ không cô đọng được nội dung.

Xem thêm: Cách Viết Tiểu Luận Pháp Luật Đạt Điểm Cao

Trình bày trên phần mềm Word: Khác với trình bày trên giấy, thông thường người thực hiện bài luận sẽ thao tác trên máy tính với phần mềm Word, vậy nên bạn phải chú ý tới cách căn lề, thông thường bài luận sẽ căn lề trái là 3cm, lề phải là 2cm, lề trên và lề dưới đều 2cm, sau khi hoàn thành xong nội dung tiểu luận của mình bạn nên rà soát lại bài viết, kiểm tra kỹ càng tránh các lỗi chính tả.

Song để đạt được mục đích nội dung hợp lý bố cục bài viết tiểu luận pháp luật phải có logic khoa học, nếu bạn đang loay hoay chỉnh sửa phần bố cục thì tiếp tục theo dõi bài viết nhé:

  • Phần mở đầu: Phần mở đầu là phần tóm gọn nội dung bạn muốn trình bày bao gồm các vấn đề như lí do vì sao chọn chủ đề nghiên cứu, mục đích nghiên cứu nhắm tới những gì, phạm vi nghiên cứu như thế nào,…
Đạt kết quả cao nhờ cách trình bày và bố cục logic (Nguồn: Internet)

Đạt kết quả cao nhờ cách trình bày và bố cục logic (Nguồn: Internet)

  • Phần nội dung: Nội dung của sản phẩm nghiên cứu tương tự như phần “bụng” của con người bởi vì phần này chứa rất nhiều nội dung chia ra những mục nhỏ có thể tạo thành luận điểm như một bài văn nghị luận. Đây chính là phần quan trọng trọng nhất đóng góp cho thành công bài tiểu luận pháp luật
  • Phần kết: Cốt lõi của vấn đề là bạn phải thể hiện được công sức nghiên cứu, khả năng tư duy của mình hằn sâu vào bài luận. Cuối cùng sau khi đã nghiên cứu được vấn đề phải nêu rõ thực trạng, những vấn đề còn tồn đọng và lên phương án giải quyết.

Khác với những môn khoa học khác, pháp luật chủ yếu nghiên cứu về các đề tài nhà nước và pháp luật, đối tượng nghiên cứu chính là những vấn đề chung của xã hội, cơ bản nhất như tính chất, chức năng, vai trò của nhà nước, hay hình thức nhà nước pháp luật, cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước, quy luật phát triển của nhà nước pháp luật,… Dựa vào cơ sở nghiên cứu những vấn đề trên, viết tiểu luận pháp luật còn có vai trò làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các bộ phận trong tầng lớp chính trị và pháp luật, chỉ rõ mối quan hệ giữa cá nhân và các tổ chức xã hội.

Pháp luật chủ yếu nghiên cứu về các đề tài nhà nước và pháp luật (Nguồn: Internet)

Pháp luật chủ yếu nghiên cứu về các đề tài nhà nước và pháp luật (Nguồn: Internet)

Thông qua bài những nội dung chia sẻ trên, hy vọng bài viết sẽ tháo gỡ được những khúc mắc về bài viết tiểu luận pháp luật, cùng với những thông tin hữu hiệu trên bạn sẽ trang bị cho mình kiến thức về bài tiểu luận. Mong quý bạn đọc có những bài viết luận đạt điểm tối đa và có kết quả ngoài mong đợi.