Skip to main content

Bạn chưa biết làm thể nào để viết được một bài tiểu luận hay? Bạn vẫn loay hoay tìm lời giải cho câu hỏi “Đâu là cách viết tiểu luận hay?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Hãy cùng Viết Nhanh tìm hiểu nhé!

1. Tiểu luận là gì?

Bài tiểu luận là một bài viết được thực hiện dưới dạng văn bản trình bày về vấn đề nghiên cứu, quan điểm hay phát hiện nào đó có liên quan tới chủ đề mà người viết muốn trình bày.

Tiểu luận chia làm hai loại đó là: Tiểu luận môn học và Tiểu luận tốt nghiệp. Đối với bài tiểu luận môn học thường sẽ có độ dài tầm 5 – 25 trang và phụ thuộc vào quy định của các trường hoặc yêu cầu của các giảng viên giảng dạy môn học đó. Còn bài tiểu luận tốt nghiệp nội dung thường chuyên sâu hơn, độ dài khoảng từ 30 – 50 trang và phụ thuộc vào từng yêu cầu riêng.

Thông qua bài tiểu luận bạn sẽ chứng tỏ được năng lực và khả năng của mình. Từ đó hiểu được những câu hỏi, vấn đề đặt ra và tìm hiểu tất cả các thông tin tương đối đầy đủ về những vấn đề đó. Khi viết tiểu luận bạn sẽ có cơ hội thể hiện khả năng suy nghĩ và phân tích của mình, do đó bài tiểu luận thường được sử dụng để đánh giá năng lực sinh viên, học viên tại các trường đại học và cao đẳng.

Bởi độ khó và tầm quan trọng của nó, nhiều bạn sinh viên đã tìm tới dịch vụ viết thuê tiểu luận.

2. Đâu là cách viết tiểu luận hay?

Để trả lời cho câu hỏi “Đâu là cách viết tiểu luận hay?”, chúng ta cần biết bài tiểu luận hay là như thể nào. Một bài tiểu luận hay cần có: Đề tài hay; Bố cục và cách trình bày chuẩn; Không dính đạo văn; Văn phong lập luận chặt chẽ và logic; Dẫn chứng thú vị và có sức thuyết phục.

2.1. Đề tài hay, ấn tượng

Trước tiên, người viết muốn sở hữu cách viết tiểu luận hay, đạt kết quả cao thì phải biết cách lựa chọn cho bản thân chủ đề nghiên cứu ấn tượng. Một đề tài hay sẽ giúp cho chính người làm có một sự hứng thú với đề tài, giúp tăng động lực trong quá trình thực hiện. Hơn thế nữa nó còn tạo sự lôi cuốn, tò mò cho những người xem trước khi tìm hiểu kĩ hơn vào nội dung bài tiểu luận.

Cách viết tiểu luận hay

Đề tài hay và ấn tượng

Khi đã có ý tưởng nghiên cứu, hãy chủ động liên lạc với người hướng dẫn viết tiểu luận, công trình chỉ được thực hiện khi đã được giảng viên xác nhận mà thôi. Sau khi đã nhận được sự nhất trí của giảng viên, nghiên cứu sinh hãy cân bằng thời gian để tiến hành khảo sát thực tế về chủ đề. Nhiệm vụ chính trong bước này chính là người thực hiện phải thu thập những thông tin có “tính mới” đã phát hiện được, thể hiện tầm nhìn xa xôi và cách lập luận của cá nhân về chủ đề đã lựa chọn.

2.2. Bố cục và cách trình bày chuẩn

2.2.1. Cách trình bày chuẩn của bài tiểu luận

Người thực hiện cách viết tiểu luận hay cần chú ý đến cách trình bày của một bài tiểu luận. Đây là một yêu cầu cơ bản.

  • Tiểu luận được viết trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm), kiểu trang đứng.
  • Fon chữ: Times New Roman.
  • Định dạng lề (canh lề):
    • Lề trên, lề dưới: 2.0->2,5 cm
    • Lề phải: 2,0 cm
    • Lề trái: 3.0->3,5 cm.
  • Cỡ chữ (phần nội dung): 13.
  • Cỡ chữ (phần đề mục): 13 hoặc 14 (thường là 13)
  • Bảng mã: Unicode.
  • Dãn dòng: 1.2-1.3 lines.
  • Độ dài của một bài tiểu luận: tối đa 30 trang (không tính phụ lục). Thường thì độ dài sẽ có quy định riêng của trường, các bạn lưu ý về độ dài, trung bình 1 bài tiểu luận khoảng 15-25 trang.
  • Đánh số trang.
  • Đính kèm thêm một trang tiêu đề ghi rõ tên, MSSV, mã môn học và đề bài/câu hỏi của tiểu luận.
  • Sử dụng tiêu đề trên (header) hoặc tiêu đề dưới (footer) để ghi tên và MSSV của bạn ở từng trang.
  • Bạn lưu ý nên giữ một bản copy cho những bài tiểu luận của bạn. Bạn nên đính kèm lên drive hoặc email và cả máy tính để phòng trường hợp có sự cố sẽ mất công làm lại.
Trình bày - Cách viết tiểu luận hay

Cách trình bày chuẩn của bài tiểu luận

2.2.2. Bố cục chuẩn của bài tiểu luận

Khi nói đến cách viết tiểu luận hay thì cũng không thể không nhắc đến cách trình bày bố cục tiểu luận, bài tiểu luận được in nộp thường sẽ bao gồm những trang có nội dung bên dưới trước rồi đến nội dung của tiểu luận sau cùng:

  • Trang bìa: Đây là trang ngoài cùng của tiểu luận, được gọi là bìa tiểu luận, được in bằng giấy cứng. Cách trình bày trang bìa như sau: phía trên cùng của trang bìa sẽ là tên trường và tên khoa, tiếp theo là logo trường, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối trang đề họ tên GVHD, tên học viên, mã học viên, lớp, năm học và ngày tháng năm thực hiện. Trang bìa nên được đóng khung theo mẫu của trường cho đẹp và đúng chuẩn.
  • Trang phụ bìa (theo mẫu của trường).
  • Trang nhận xét của GVHD (nên có nếu không có quy định riêng của trường).
  • Trang nhận xét của GVPB (nên có nếu không có quy định riêng của trường.
  • Lời cảm ơn (nên có nếu không có quy định riêng của trường).
  • Mục lục: bao gồm các đề mục lớn và đề mục nhỏ của bài tiểu luận. Mục lục có thể gồm tối đa là bốn cấp tiêu đề. Trong cùng một cấp tối thiểu phải có 2 tiêu đề con cùng cấp.
  • Danh sách từ viết tắt, thuật ngữ.
  • Danh sách bảng, hình vẽ…

2.2.3. Một số tip về cách viết tiểu luận hay theo mỗi phần

  • Mở đầu: Trong phần đầu tiên, người viết hãy giới thiệu chung về công trình nghiên cứu. Hãy đề cập đến những vấn đề như “phạm vi thực hiện, mục đích và vai trò nghiên cứu, những người liên quan đến công trình, bài viết giải quyết những vấn đề còn tồn đọng gì” Để tăng sự thu hút của người theo dõi về bài viết thì không nên đặt bút vào vấn đề ngay, mà thay vào đó hãy thử xây dựng một tình huống vui nhộn hay những cuộc tranh cãi gay go nào đó sẽ thêm phần nào sự tò mò về công trình nghiên cứu.
  • Viết nội dung: Khi đã xây dựng bản đề cương chi tiết về công trình, người thực hiện tiến hành viết nội dung bài tiểu luận. Nhiệm vụ chính của nghiên cứu sinh trong phần này là xây dựng những luận cứ nhỏ bổ trợ cho luận điểm là các thông tin phát hiện được khi đã khảo sát chủ đề. Người thực hiện phải lồng ghép những kỹ năng nghiên cứu liên quan tới vấn đề để hình thành phương pháp nghiên cứu hiệu quả. Ngoài ra, người thực hiện cách viết tiểu luận hay chỉ nên tập trung vào công trình nghiên cứu, tuyệt đối không viết mơ hồ sang những chủ đề khác, bạn nên nhớ rằng nội dung viết càng súc tích thì càng dễ truyền tải nội dung tiểu luận tới hội đồng đánh giá.
  • Kết thúc: Hãy tóm gọn vấn đề và không nên mở ra bất kỳ một luận điểm nào trong phần này

Xem thêm: Hướng dẫn viết tiểu luận chi tiết 2022 – Viết nhanh

2.3. Không dính đạo văn

Trong một công trình nghiên cứu có tính chất độc lập, sẽ khuyến khích người thực hiện tham khảo để học hỏi những phương pháp nghiên cứu để bài luận trở nên trọn vẹn hơn. Nhưng tuyệt đối không được copy văn từ của người khác dưới bất kỳ hình thức nào để tránh vi phạm về lỗi bản quyền. Việc đạo văn, có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bài viết dù tất cả các yếu tố khác có tốt đến đâu

Cách viết tiểu luận hay

Bài tiểu luận hay là bài tiểu luận không dính đạo văn

2.4. Văn phong lập luận chặt chẽ và logic

Một bài tiểu luận hay sau khi hoàn thành sẽ giải quyết được vấn đề đưa ra ở đề bài. Và để chứng minh rằng những thông tin, những nghiên cứu trong tiểu luận có thể giải quyết được vấn đề thì văn phong lập luận của tiểu luận cần chặt chẽ và logic. Vì dù thực chất kết quả có giải quyết được vấn đề thật nhưng người đọc không hiểu được tại sao nghiên cứu của bạn có thể đi đến kết quả đó thì cũng vô nghĩa.

2.5. Dẫn chứng thú vị và có sức thuyết phục

Đây là một yếu tố ghi thêm khá nhiều điểm cho một bài tiểu luận hay. Những dẫn chứng thú vị sẽ giúp những lập luận của bạn đi sâu vào lòng người đọc hơn và tăng cao tính thuyết phục của lập luận. Một dẫn chứng cần có thông tin đầy đủ và rõ ràng.

Xem thêm: Cách viết và trình bày tiểu luận hay

3. Lời kết

Bạn đã trả lời được câu hỏi: “Đâu là cách viết tiểu luận hay?” cho riêng mình chưa?

Hy vọng bài viết đã phần nào tháo gỡ những băn khoăn về cách viết tiểu luận hay và có những góc nhìn của riêng mình về một bài tiểu luận hay.

Nếu cần tư vấn và giải đáp thắc mắc của các bạn về dịch vụ thuê viết luận văn. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên tư vấn qua hotline: 0941.484.743

Ngoài ra, nếu quý khách có nhu cầu hãy để lại thông tin liên lạc thông qua website: https://vietnhanh.vn.