Skip to main content

Tiểu luận là bài tập mà bất cứ sinh viên nào cũng cần thực hiện. Trong những năm đại học, số lượng bài tiểu luận cần làm là tương đối lớn. Không những vậy, điểm bài tiểu luận có trọng số lớn trong điểm tổng kết cả học phần. Bạn đau đầu vì chưa biết xử lý bài tập này thế nào? Cùng theo dõi hướng dẫn viết tiểu luận từ A – Z của Viết nhanh nhé!

Hướng dẫn viết tiểu luận

Hướng dẫn viết tiểu luận – vietnhanh.vn

1. Tiểu luận là gì?

Tiểu luận là một bài viết nêu lên nghiên cứu, quan điểm hoặc phát hiện nào đó của tác giả về chủ đề được lựa chọn. Tiểu luận môn học thường có độ dài khoảng 10 – 25 trang, tùy vào quy định của trường hoặc của giảng viên giảng dạy. 

Nhiệm vụ của một bài tiểu luận là phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả hay quan điểm mà người viết kết luận được. Cụ thể, nội dung của tiểu luận phải có liên quan đến môn học. Nó góp phần giải đáp, mở rộng kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học. Sinh viên cần phải đưa ra những nghiên cứu, ý kiến riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận. Tiểu luận không nên dừng ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn.

Một tiểu luận không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của tác giả. Tiểu luận cần tuân thủ những quy chuẩn chung về mặt trình bày, ngay từ cỡ chữ. 

2. Hướng dẫn viết tiểu luận chi tiết trong 5 bước

2.1. Xác định đề tài

Đây là bước đầu tiên trước khi bắt tay vào viết tiểu luận môn học. Để xác định đề tài phù hợp, sinh viên cần phải xác định rõ mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng như yêu cầu từ giảng viên. Vì thời gian viết tiểu luận có hạn, bạn nên cần chọn những đề tài không quá vĩ mô, có nhiều tài liệu tham khảo.

Một đề tài được đánh giá cao cần đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Phù hợp với yêu cầu của môn học và yêu cầu của giảng viên
  • Nguồn tài liệu, thông tin tham khảo phong phú, dễ tiếp cận
  • Hợp thời, có tính ứng dụng cao

2.2. Tổng hợp thông tin

Song song với việc lựa chọn đề tài, bạn nên tổng hợp cả những nguồn tài liệu liên quan. Quá trình tổng hợp thông tin bao gồm hệ thống lại các tài liệu trên một bảng thông tin, gạch ra những ý kiến, kết luận chính. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, nó cũng rất thuận tiện cho việc lưu trữ thông tin, trích dẫn và hoàn thiện danh mục tài liệu tham khảo. 

Bạn nên lựa chọn thông tin từ những nguồn uy tín. Những nguồn này có thể kể đến như: sách đã xuất bản, các tạp chí nghiên cứu khoa học, báo chính thống,…

2.3. Lập dàn ý, đề cương chi tiết

Gần như các bài tiểu luận môn học đều có bố cục tương tự nhau. Cụ thể, đề cương tiểu luận bao gồm 4 phần: 

Lời nói đầu: Phần đầu tiên đóng vai trò như lời giới thiệu, cung cấp cho độc giả tổng quan về đề tài thực hiện. Lời nói đầu cần trả lời được những câu hỏi sau: Vấn đề nghiên cứu là gì? Lý do chọn đề tài? Mục đích của bài nghiên cứu? Tổng quan bố cục của tiểu luận? 

Lời nói đầu có độ dài lý tưởng từ 1 – 1.5 trang

Nội dung: Sau lời mở đầu, tiểu luận trực tiếp diễn giải vấn đề cần nghiên cứu. Phần Nội dung thường bao gồm cơ sở lý thuyết về đề tài, phân tích và áp dụng thực tế. Nội dung là phần quan trọng nhất của bài tiểu luận. Một nội dung được đánh giá là thấu đáo cần có độ dài ít nhất 10 trang. 

Kết luận: Tóm tắt ngắn gọn nội dung chính và kết quả của nghiên cứu

Danh mục tài liệu tham khảo: Đây là phần tổng hợp những tài liệu bạn đã sử dụng để tham khảo, trích dẫn trong tiểu luận. Bạn nên lựa chọn những nguồn tham khảo chính thống, uy tín. Sinh viên cần làm cẩn thận phần này để tránh bị đánh giá là đạo văn. 

2.4. Tiến hành viết bài

Dàn ý được coi như “bộ khung xương” của toàn bài. Việc viết bài cũng như việc đắp thịt cho “bộ khung” đã được dựng. Bạn sẽ triển khai bài của mình bằng cách diễn đạt, giọng văn,… của riêng mình. Bạn cần cung cấp những dẫn chứng cụ thể nhằm nhấn mạnh các luận điểm của mình. Đây là lúc bạn vận dụng vốn từ và khả năng diễn đạt để bày tỏ quan điểm của bản thân. 

Đây là bước chính làm nên kết quả của tiểu luận. Trước hết, sinh viên nên viết dưới dạng bản thảo (viết nháp) tất cả những thông tin, những kết quả có được; những ý tưởng, giải pháp có thể cho đề tài. Sau đó, sinh viên sẽ tiến hành sàng lọc kết quả cuối cùng, sắp xếp, hoàn chỉnh lại.

2.5. Hoàn thiện cấu trúc, chỉnh sửa bài viết

Trong bước này, cần phải:

  • Điều chỉnh nội dung và bố cục tiểu luận cho phù hợp với quá trình và kết quả nghiên cứu
  • Sửa chữa lỗi chính tả, diễn đạt sao cho tiểu luận được trình bày một cách chính xác, gãy gọn
  • Chỉnh sửa nội dung và hình thức các bảng, biểu, hình ảnh…. 
  • Hoàn thiện Danh mục tài liệu tham khảo theo đúng phương pháp trích dẫn mà giảng viên yêu cầu (Harvard, APA,…) .

Trước khi nộp bài, bạn nên duyệt lại một lần nữa tiểu luận của mình. Kiểm tra kỹ các lỗi về ngữ pháp, chính tả, tính thống nhất trong toàn bài. Có thể nhờ các bạn cùng lớp cùng bình duyệt. 

Hướng dẫn viết tiểu luận

Quy cách trình bày tiểu luận

3. Lời kết

Trên đây là hướng dẫn viết tiểu luận chi tiết trong 5 bước từ vietnhanh.vn. Hy vọng bài viết đã phần nào tháo gỡ những băn khoăn về hướng dẫn viết tiểu luận.

Nếu cần tư vấn và giải đáp thắc mắc của các bạn về dịch vụ thuê viết luận văn. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên tư vấn qua hotline: 0941.484.743

Ngoài ra, nếu quý khách có nhu cầu hãy để lại thông tin liên lạc thông qua website: https://vietnhanh.vn