Skip to main content

Hiện tại việc viết tiểu luận, khóa luận thường được thực hiện trên máy tính để tiện cho việc chỉnh sửa và căn chỉnh. Tuy nhiên vẫn có nhiều bạn muốn viết tay tiểu luận của mình để tạo những nét đặc trưng cho bài luận. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết “Cách viết tiểu luận bằng tay – Trình bày sao cho chuẩn” này nhé!

1. Tiểu luận viết tay cần chú ý gì?

1.1. Cần viết nháp trước

Nếu như tiểu luận của bạn được soạn thảo trên máy tính thì chỉ cần bắt tay ngày vào soạn khi đã có đủ thông tin ý tưởng. Thì khi viết tay bạn cần thêm một bước đó là viết nháp.

Trên máy tính bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa, xóa đi, thêm vào, thay đổi màu,… và rất nhiều tùy biến khác mà không mất gì. Thì khi viết bằng tay, một sai lầm nhỏ từ viết sai chính tả, đặt sai dấu câu. xuống dòng sai chỗ, hay đơn giản là lỡ quên viết tắt cũng có thể khiến bạn phải viết lại từ đầu.

Với tiểu luận viết tay, bạn sẽ cần viết nháp trước các thông tin của các phần trong tiểu luận. Sau đó đánh giá lại bản nháp xem đã đầy đủ thông tin chưa, sắp xếp phù hợp chưa. Bạn cũng nên thử trình bày nháp xem liệu có ổn không khi nhìn một cách tổng thể. Thay vì cứ bắt tay và viết rồi sau đó sửa, bạn sẽ cần bỏ một chút tư duy bố cục để sắp xếp câu chữ, nội dung cho phù hợp trước khi viết lên bài chính thức.

Việc nháp trước cũng cực kì cần thiết với cách viết tiểu luận bằng tay để bạn có thể chia đoạn, chia phần nội dung sao cho phù hợp trước khi viết để tránh bỏ sót, hoặc viết thừa đề mục.

1.2. Chọn loại mực bút phù hợp

Khi viết tay, không nhiều thì ít bạn sẽ gặp phải vấn đề liên quan đến nhòe mực, chảy mực, lem mực làm ảnh hưởng đến trang giấy đang viết và hình thức. Vậy nên hãy chọn loại mực nhanh khô, ít bị nhòe và cũng cần chuẩn bị trước khăn lau để xử lý ngay khi đầu bút bắt đầu có dấu hiệu bị chảy mực. Tránh tình huống lem mực rồi lại phải viết lại cả trang giấy.

Với những bạn thích viết bút bi nước, hay bút máy, tất nhiên màu mực sẽ ra đẹp hơn rất nhiều tuy nhiên cũng cần chú ý hơn do hai loại mực này lâu khô hơn. Các bạn cố gắng viết đến đâu gọn đến đó để tránh sơ ý chạm tay vào nét bút vừa viết. Một tip nho nhỏ cho các bạn viết bút bi nước và bút máy đó là có thể để hướng quạt vào mặt giấy đang viết, tất nhiên và để quạt thổi nhẹ, việc này sẽ giúp mực nhanh khô hơn.

1.3. Cần căn lề trước khi bắt tay vào viết

Với tiểu luận viết tay, một khi đã viết là không nên tẩy xóa vì điều này sẽ làm xấu hình thức bài luận và sẽ gây mất cảm tình cho các giám khảo khi nhìn vào. Hơn nữa cần phải đóng quyển tiểu luận. vậy nên việc căn lề trước là rất cần thiết. Căn lề ở đây có thể có rất nhiều cách. Bạn có thể sử dụng thước và bút chì kẻ lề, tuy nhiên lưu ý là kẻ lề nét nhẹ và mỏng thôi để tiện khi xóa sẽ không ảnh hưởng đến trang giấy.

Rất nhiều trường hợp viết tiểu luận quên không căn lề trước khiến cho lề trái quá ngắn, khi đóng quyển không đủ khoảng trống đóng bìa. Hơn nữa việc căn lề còn giúp trong quá trình bạn viết được dễ dàng hơn khi không phải nhiều lần quan sát tổng thể trang xem có bị viết lần lề và gập ghềnh thò thụt không.

Cách viết tiểu luận bằng tay - Trình bày sao cho chuẩn

Cách viết tiểu luận bằng tay – Trình bày sao cho chuẩn

2. Một số tiêu chuẩn cần chú ý khi viết tiểu luận

2.1. Bố cục bài tiểu luận

Một bài tiểu luận bắt buộc phải có những phần như sau:

+ Trang bìa: Trang ngoài cùng của tiểu luận là bìa tiểu luận. Bìa được làm bằng giấy cứng, phía trên cùng đề tên trường và khoa, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối trang đề họ tên người hướng dẫn, người thực hiện đề tài, lớp và năm học. Trang bìa có thể đóng khung cho đẹp. (trình bày theo mẫu của trường

Nội dung ở trang bìa phải thể hiện được: Tên trường, logo, tên khoa, đề tài, SV thực hiện, GVHD, ngày tháng năm thực hiện …).

+ Trang phụ bìa (theo mẫu của trường): Thường trang phụ bìa có nội dung giống hệt trang bìa, nhưng được in bằng giấy thường.

+ Trang nhận xét của GVHD (nếu có).

+ Trang nhận xét của GVPB (nếu có).

+ Lời cảm ơn (nếu có).

+ Mục lục: bao gồm các phần trong bài tiểu luận. Mục lục có thể gồm bốn cấp tiêu đề. Ít nhất phải có 2 tiêu đề con trong cùng một cấp.

+ Nội dung chính của bài tiểu luận

+ Danh sách chữ viết tắt, thuật ngữ.

+ Danh sách bảng, hình vẽ …

Viết tiểu luận cần chú ý - cách viết tiểu luận bằng tay

Viết tiểu luận cần chú ý

2.2. Nội dung của bài tiểu luận

Nội dung của tiểu luận phải có liên quan đến môn học, góp phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học. Người làm cần phải đưa ra những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận. Không nên dừng ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn

  • Chương 1: Mở đầu (phải nêu lên được tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, mục đích/mục tiêu hoặc yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của đề tài)
  • Chương 2: Cơ sở lý thuyết (nêu được các lý thuyết chính liên quan chủ yếu đến đề tài. Nếu nội dung quá dài có thể đưa vào phần Phụ lục)
  • Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (cần trình bày rõ ràng và chính xác. Nếu trình bày code, chương trình demo thì nên trình bày đầy đủ trong phần Phụ lục).
  • Chương 4: Kết quả, kiến nghị và giải pháp. Để viết phần kết luận của bài tiểu luận, bạn hãy liệt kê những ý tưởng chủ đạo mà bạn đề cập đến trong bài tiểu luận. Nắm được những ý tưởng chính của bài tiểu luận sẽ giúp bạn biết được chính xác mình cần viết những gì và kết luận như thế nào. Chủ đề của bài luận sẽ được giới thiệu ở đoạn đầu, và phần kết luận của bạn có thể có chủ đề tương tự với phần mở bài tuy nhiên cần phân tích và tổng kết theo một cách khác. Cần nêu lên được kiến nghị, ý kiến của bản thân về đề tài và trình bày các giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề. Giới thiệu các kiến nghị và giải pháp của bản thân thường sẽ được giáo viên đánh giá cao hơn.
  • Tài liệu tham khảo
  • Phụ lục (nếu có)

2.3. Đánh số trang cho bài tiểu luận

Những trang đầu (lời cảm ơn, mục lục, nhận xét GVHD, nhận xét GVPB, trang danh sách bảng, hình…) đánh số La Mã (i, ii, iii, iv), phần nội dung (kể cả mục lục) đánh số Ả Rập (1,2,3…), phụ lục không đánh số trang.

2.4. Các quy định viết “Tài liệu tham khảo” trong bài tiểu luận

1. Tài liệu tham khảo phải được sắp xếp riêng theo từng khối tiếng ( Việt, Nga, Anh…). Giữ nguyên văn không dịch, không phiên âm các tài liệu nước ngoài.

2. Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng theo nguyên tắc thứ tự A,B,C của tên tác giả ( tác giả là người nước ngoài xếp thứ tự theo Họ, kể cả các tài liệu dịch ra tiếng Việt và xếp ở khối tiếng Việt)

3. Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự sau: số thứ tự, họ, tên tác giả, tên tài liệu ( bài báo ), nguồn ( tên tạp chí, tập, số, năm xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản…)

4. Việc trích dẫn tài liệu tham khảo trong đề tài phải theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, ví dụ <8>. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ: <1>, <5>, <11>-<15>.

2.4.1. Quy tắc

Gồm 6 chi tiết tối thiểu sau:

– Tên tác giả:

+ Họ, tiếp là dấu phẩy (,) tiếp là các tên khác viết tắt đối với tiếng nước ngoài.

+ Tên tác giả tiếng Việt nên viết đầy đủ cả họ và tên

– Năm xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy (,)

– Tựa sách in nghiêng (,)

– Ấn bản (edition), nếu là ấn bản thứ 1 thì bỏ chi tiết này (,) ví dụ: 2nd edn (viết bằng tiếng Anh)

– Nhà xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy (,)

– Tên thành phố xuất bản sách này, tiếp theo là dấu chấm (.)

Lưu ý từng dấu chấm, dấu phẩy. Có thể biến đổi chút về quy cách trên, nhưng phải đủ 6 mục.

2.4.2. Về tên tác giả

– Tên nước ngoài: “họ” đầy đủ, còn các tên khác viết tắt. Ví dụ: Gorelik V.A.

– Tên Việt Nam có thể giữ nguyên hoặc viết theo cách nước ngoài : Ví dụ: Lê Văn Oang, Lê V.O.

– Khi viết tham khảo, không dùng học hàm, học vị

2.4.3. Ví dụ về cách trích dẫn tài liệu tham khảo

– Tiến, N. Q. T. (2010). Về quá trình tụ cư lập làng ở Hương Vinh. Trong Tiến, N. Q. T., & Masanari, N. (Chủ biên), Văn hóa – lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận vàquan hệ với bên ngoài (tr.10 – 28). Huế: Nxb.Thuận Hóa.

– Trabasso, T., & Bouchard, E. (2002). Teaching readers how to comprehend text strategically. In Block, C. C., & Pressley, M. (Eds.), Comprehension instruction: Research-based best practices (pp. 176–200). New York: The Guilford Press.

– Trí, N. C. (2011). Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch thành phốHồ Chí Minh đến năm 2020 (Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM).

– Water Research Centre. (1990). Proposed Water Quality Criteria for the Protection of Aquatic Life from Intermittent Pollution, Report PRS 2498-NM, UK.

Cách viết tiểu luận bằng tay

Phần tài liệu tham khảo

Xem thêm: Cách viết và trình bày tiểu luận hay

Lời kết

Trên đây là bài viết “Cách viết tiểu luận bằng tay – Trình bày sao cho chuẩn”

Hy vọng bài viết đã phần nào tháo gỡ những băn khoăn về cách viết tiểu luận bằng tay, những điều cần chú ý và cách trình bày một bài tiểu luận chuẩn.

Nếu cần tư vấn và giải đáp thắc mắc của các bạn về dịch vụ thuê viết luận văn. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên tư vấn qua hotline: 0941.484.743

Ngoài ra, nếu quý khách có nhu cầu hãy để lại thông tin liên lạc thông qua website: https://vietnhanh.vn.