Skip to main content

Bạn đang loay hoay không biết bắt đầu với bài luận văn tốt nghiệp từ đâu? Phải trình bày luận văn tốt nghiệp như thế nào? Trong bài viết sau đây, Vietnhanh sẽ chia sẻ đến bạn cách viết bài luận văn tốt nghiệp chi tiết và đầy đủ nhất.

1. Cấu trúc, cách viết bài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ 

Nếu bạn vẫn chưa biết cách viết bài luận văn tốt nghiệp như thế nào, đừng quá lo lắng. Vì về căn bản, một bài luận văn tốt nghiệp cũng như luận văn thạc sĩ bao gồm những nội dung chính sau:

1.1. Cách viết bài luận văn tốt nghiệp – Phần mở đầu 

Tầm quan trọng của đề tài: Cần trả lời được câu hỏi là tại sao phải thực hiện đề tài đã chọn cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn.

Thông thường, đề tài phát hiện một vấn đề mới hay trái với quy luật thông thường để nhằm giải thích nó và đưa ra một kết luận cụ thể có ích về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

Cần phân biệt sự khác nhau giữa một đề tài nghiên cứu khoa học và một báo cáo hay tường trình – chỉ mang tính tường thuật lại sự kiện, hiện tượng để đưa ra nhận xét, kết luận.

Mục tiêu của đề tài: Có thể lồng vào phần Tầm quan trọng của đề tài hay tách riêng. Phần này cho biết mục tiêu của đề tài là nghiên cứu vấn đề gì. Nếu cần, có thể chia ra thành mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể phải logic để phục vụ mục tiêu tổng quát.

Phương pháp nghiên cứu: Trình bày các phương pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài nhằm đạt được mục tiêu tổng quát.

Nội dung của đề tài: Trình bày sơ lược nội dung các chương, nhưng phải thể hiện được tính logic giữa các chương. Không nên trình bày theo kiểu liệt kê mà phải thể hiện được sự liên kết giữa các chương.

1.2. Cách viết bài luận văn tốt nghiệp – Phần nội dung

Phần 1. Cơ sở lý luận: Giải thích các lý thuyết cũng như các kết quả thực nghiệm có liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Chỉ nên chọn các khía cạnh thật sự có liên quan đến nội dung ở Phần 2.

Phần 2. Nội dung :

  • Tùy thuộc vào loại đề tài. Có thể là kiểm định giả thuyết hay mô tả định lượng để rút ra kết luận hay xây dựng mô hình mới.
  • Nếu có kiểm định giả thuyết thì cần phải trình bày rõ là sử dụng mô hình gì để kiểm định. Giải thích ý nghĩa của các biến trong mô hình và kỳ vọng về kết quả dựa trên phần cơ sở lý luận đã trình bày ở trên.

1.3. Cách làm luận văn tốt nghiệp – Phần kết luận 

Cách viết bài luận văn tốt nghiệp chuẩn cùng Vietnhanh

Cách viết bài luận văn tốt nghiệp chuẩn cùng Vietnhanh

2. Cách tạo danh mục bảng biểu trong luận văn tự động

Thông thường với danh mục bảng biểu có khá ít, trong bài thường thì cũng chỉ đến 5,6 cái là nhiều nên các bạn thường có tâm lý “thôi thì thủ công gõ mấy cái cho xong”.

Tuy nhiên, nếu các bạn làm như vậy thì khi có sự thay đổi trong bài thì số trang của từng hình bạn lại phải đi dò và sửa rồi tên khi có vấn đề gì bạn lại phải hì hục đi tìm đi sửa

Thay vì đó, hãy dành ra vài phút để tạo chuẩn TỰ ĐỘNG update kịp thời. Mình khái quát các bước như sau:

Bước 1: Tạo caption cho bảng biểu, hình với 2 New Label tương ứng là: Hình và Bảng

Bước 2: Chọn vị trí cho captions: Above selected item, và Options trong Numbering chọn Include Chapter number để số thứ tự các hình ảnh sẽ tương ứng vào các chương nhé

Bước 3: Modify cho Captions cell styles trong tab Home để canh giữa, cỡ chữ 13…

Bước 4: Tạo Table of figure tại trang DANH MỤC BẢNG BIỂU bằng cách vào Tab References > Insert Table of figures> Chọn tương ứng label Hình và Bảng

Bước 5: Update: chọn update trong tab References hoặc ấn phím F9 và chọn Update entire table

Cách viết bài luận văn tốt nghiệp chuẩn cùng Vietnhanh

Cách viết bài luận văn tốt nghiệp chuẩn cùng Vietnhanh

3. Cách tạo slide thuyết trình, giúp cách viết bài luận văn tốt nghiệp của bạn ấn tượng hơn

Làm một slide thì không hề khó, tuy nhiên làm đc một slide để thuyết trình thành công lại không đơn giản.

Một slideshow khi bạn thuyết trình sẽ thể hiện một phần “đẳng cấp”, trình độ và sự chuyên nghiệp của bạn, thể hiện sự chu đáo cẩn thận với vấn đề đang trình bày.

Bạn cần tuân theo những chỉ dẫn sau đây:

– Thống nhất trong cách sử dụng kiểu chữ, màu chữ và hình nền.

– Đơn giản hoá và giới hạn số lượng từ trong mỗi một slide. Khi làm slide, hãy nhớ tới công thức 6×6 (nghĩa là 6 chữ trong 1 hàng, 6 hàng trong 1 slide). Hãy sử dụng các cụm từ chính và chỉ đưa vào những thông tin quan trọng.

– Sử dụng sự tương phản màu sắc giữa chữ và nền. Chữ tối màu và nền sáng màu là tốt nhất. Hình nền quá rắc rối sẽ khiến chữ khó đọc.

– Giới hạn dấu câu và tránh viết hoa toàn bộ chữ. Để khoảng trống trên slide sẽ giúp khán giả dễ đọc hơn

– Tránh sử dụng những kiểu hiệu ứng sặc sỡ như là kiểu chữ bay vào. Những hiệu ứng kiểu này tưởng chừng như sẽ gây ấn tượng mạnh nhưng thực chất chúng khiến người nghe bị xao nhãng.

– Sử dụng ảnh chất lượng cao để nhấn mạnh và bổ trợ cho thông điệp mà bạn muốn gửi tới người nghe. Hãy đảm bảo rằng các hình ảnh này vẫn giữ được sức ảnh hưởng và độ phân giải khi trình chiếu trên màn ảnh rộng.

– Tránh lạm dụng những hiệu ứng đặc biệt như animation hay âm thanh vì nó sẽ làm cho bài thuyết trình của bạn thiếu chuyên nghiệp.

– Nếu cần phải sử dụng hiệu ứng, hãy để nội dung xuất hiện trên màn hình một cách thống nhất và đơn giản; từ trên hoặc từ bên trái là tốt nhất. Chỉ dùng hiệu ứng khi cần làm rõ quan điểm bởi chúng sẽ làm chậm bài thuyết trình của bạn.

– Giới hạn số lượng slide. Những thuyết trình gia mà chỉ chăm chăm “lật” sang slide tiếp theo chắc chắn sẽ mất khán giả. Tốt nhất là chiếu mỗi slide trong 1 phút.

– Học cách di chuyển giữa các slide. PowerPoint cho phép người thuyết trình nhảy cóc đến hoặc quay lại mà không phải trình chiếu lần lượt tất cả các slide.

– Hãy biết làm thế nào để di chuyển tới VÀ quay lại trong bài thuyết trình và luyện tập kỹ năng này. Khán giả thường đề nghị xem lại slide trước.

– Có kế hoạch B phòng trường hợp gặp khó khăn về mặt kỹ thuật. Nhưng hãy nhớ rằng tài liệu phát tay cho khán giả sẽ không thể hiện được hiệu ứng trình chiếu.

– Tập luyện với người khác. Người này chưa từng nhìn qua bài thuyết trình của bạn càng tốt. Hãy đề nghị họ thẳng thắn nhận xét về màu sắc, nội dung và bất kỳ hiệu ứng hay hình ảnh mà bạn đã đưa vào.

– Đừng có nói với slide của bạn. Rất nhiều người thuyết trình mà mặt chỉ chăm chăm hướng vào màn hình trình chiếu thay vì hướng vào khán giả.

– Nếu có thể, hãy chạy slide trình chiếu từ ổ đĩa cứng thay vì từ ổ đĩa mềm. Chạy từ ổ đĩa mềm có thể làm chậm bài thuyết trình của bạn

Cách viết bài luận văn tốt nghiệp chuẩn chỉnh cùng Vietnhanh

Cách viết bài luận văn tốt nghiệp chuẩn chỉnh cùng Vietnhanh

4. Các lỗi thường gặp phải khi làm luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ

  • Đề tài cũ kỹ, trùng lặp với các đề tài đã có. Điều đáng tiếc là nhiều sinh viên bỏ công sức và thời gian (rất quý báu) của mình ra làm một việc ít có lợi là thực hiện lại các đề tài đã có. Điều này khiến cho đề tài dễ bị nghi vấn là sao chép và thiếu tính sáng tạo.
  • Viết bài theo kiểu liệt kê, không có giải thích. Điều cần lưu ý là khi tác giả viết ra thì tác giả có thể hiểu dễ dàng. Tuy nhiên, người đọc đôi khi không hay khó hiểu. Chính vì lý do này nên tác giả cần giải thích – càng ngắn gọn, súc tích càng tốt – về những điều được trình bày. Đối với những vấn đề quá đơn giản, cũng có thể không cần giải thích.
  • Phần cơ sở lý luận, nội dung chính và kết luận không có liên hệ với nhau. Phần cơ sở lý luận thường được trình bày tràn lan, không có trọng tâm, đôi khi không có liên quan đến nội dung chính của bài. Bên cạnh đó, thường các phần trình bày trong các chương không có liên hệ, bổ sung cho nhau. Về nguyên tắc, tất cả những điều trình bày trong luận văn phải có liên hệ với nhau để phục vụ mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
  • Sinh viên dùng lẫn lộn dấu chấm và dấu phẩy trong khi viết số. Thí dụ: Sinh viên thường hay viết 123,456,789 thay vì nên viết 123.456.789 để cho biết đây là 123 triệu … Số liệu trong bài được trình bày thiếu nhất quán (không theo lề phải), dùng ký hiệu và viết tắt tùy ý, rối rắm làm người đọc không hiểu. Trên nguyên tắc, tất cả những từ viết tắt phải được ghi chú ngay từ đầu và nên cố gắng càng ít viết tắt càng tốt.
  • Tài liệu tham khảo được dẫn chưa đúng. Hầu như các sinh viên chỉ liệt kê tài liệu tham khảo cuối luận văn mà không chỉ rõ là tài liệu tham khảo nào được sử dụng ở đâu. Thí dụ về một các dẫn tài liệu đúng: “Do thông tin bất đối xứng nên rất có thể khi mua một hàng hóa đã qua sử dụng người mua sẽ mua được hàng hóa không đúng chất lượng (Ninh 2003, tr. 18).” Sau đó tài liệu tham khảo này (Ninh 2003) phải được liệt kê ra ở danh sách tài liệu tham khảo theo thứ tự ABC dựa vào tên (hay họ – nếu là tác giả nước ngoài) của tác giả.
  • Trong các bài viết có đề ra giải pháp: Các giải pháp được nêu ra quá nhiều, đôi khi mâu thuẫn với nhau (nhất là khi triển khai thực hiện). Đồng thời, sinh viên thường không phân tích tính khả thi và thứ tự ưu tiên của các giải pháp này. Trong thực tế, vì nguồn lực có giới hạn nên không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được tất cả các giải pháp được đề xuất, do đó cần phải chọn lọc. Trong một số trường hợp, sinh viên đề xuất giải pháp mâu thuẫn ngay cả đối với mục tiêu của đề tài.
  • Một số sinh viên không phân biệt giữa tỷ lệ và tỷ trọng nên thường dùng dấu % để chỉ cả hai, dễ tạo sự nhầm lẫn.
  • Một số sinh viên viết câu chưa đúng, sử dụng dấu chấm, dấu phẩy chưa hợp lý. Điều cần lưu ý là còn sai chính tả. Chẳng hạn, một sinh viên, trong luận văn tốt nghiệp của mình, đã viết “tập chung gà sót” thay vì “tập trung rà soát.”
  • Theo thông lệ, nếu trong trường hợp liệt kê thì trước dấu ba chấm phải có dấu phẩy. Nếu không có dấu phẩy trước dấu ba chấm thì người đọc hiểu đó là câu lửng (có thể bỏ lửng vì chủ ý của tác giả) và người đọc hiểu sao cũng được. Trong nghiên cứu khoa học, nên hết sức tránh điều này.

5. Liên hệ với chúng tôi

Học cách viết luận văn tiếng anh cùng Vietnhanh

Học cách viết luận văn tiếng anh cùng Vietnhanh

Mọi yêu cầu, thắc mắc cũng vui lòng liên hệ Hotline: 0941.484.743 để được giải đáp cũng như hỗ trợ tư vấn 24/7 miễn phí.

Vietnhanh.vn rất mong được hợp tác cùng các bạn! Trân thành cảm ơn!