Skip to main content

Bài viết tiểu luận là gì? Những lỗi sai thường gặp khi viết tiểu luận là gì? Hãy cùng Viết Nhanh tìm hiểu về các vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bài viết tiểu luận là gì?

Bài viết tiểu luận là gì? Các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất, khi được giảng viên giao viết tiểu luận đều rất ngỡ ngàng, và không hiểu là viết cái gì? Bạn có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Tiểu luận là báo cáo về một vấn đề thuộc một môn học hay một vấn đề thực tiễn của một đơn vị nào đó nhằm rút ra những kết luận, đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp để thực hiện hay cải tiến vấn đề nêu ra, có độ dài không quá 30 trang.

Tiểu luận chính là cơ hội để bạn chứng tỏ mình có thể làm được những gì; bạn hiểu được câu hỏi đặt ra; hiểu được các vấn đề liên quan; và bạn đã đọc khá đầy đủ về các vấn đề đó, đủ để lập luận, phân tích nó. Tiểu luận cũng cho phép bạn thể hiện khả năng suy nghĩ phân tích, và buộc bạn phải tuân theo một phương thức học tập sâu sắc và hiệu quả. Chính vì những lý do đó mà các bài tiểu luận thường được chọn như một hình thức để đánh giá ở các trường Đại học (kể cả trong nước và nước ngoài).

Bài viết tiểu luận là gì

Bài viết tiểu luận là gì?

2. Những lỗi sai thường gặp khi viết tiểu luận

2.1. Viết sai lỗi chính tả và ngữ pháp

Nhiều sinh viên nghĩ rằng chính tả và ngữ pháp không quan trọng vì các thầy cô chủ yếu chấm dựa vào ý tưởng và lập luận. Thực sự là nếu bài tiểu luận bạn làm chỉ có 4-5 lỗi ngữ pháp và chính tả thì cũng không thành vấn đề.

Nhưng nếu bạn vi phạm hằng chục lỗi ngữ pháp và chục cái lỗi chính tả thì rất khó để chiếm được cảm tình bài của bạn đạt điểm cao.

Giáo viên sẽ mất thiện cảm với bài của bạn nếu họ gặp khó khăn trong việc hiểu ý tưởng bạn muốn truyền tải đằng sau những lỗi ngữ pháp ngớ ngẩn ấy. Vì vậy, bạn luôn phải proofread trước khi nộp bài cho giáo viên.

2.2. Thiếu dẫn chứng

Khi viết tiểu luận, bạn cần phải sử dụng nhiều dẫn chứng và số liệu. Để làm nền tảng cho những phân tích đánh giá của mình.

Bạn không thể đưa ra kết luận có tính thuyết phục nếu chỉ phụ thuộc vào suy nghĩ chủ quan của cá nhân. Mặc dù những suy nghĩ và ý tưởng đó có thể đúng đi chăng nữa.

Số liệu và dẫn chứng có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Như bài báo khoa học, sách, website, báo cáo tài chính,vv.

Dù lấy nguồn ở đâu, bạn cũng cần nhớ, các giáo viên rất thích bạn dùng nguồn mới (trong vòng 5 năm trở lại đây). Và nguồn là các nghiên cứu khoa học (lấy từ các bài báo khoa học). Vì những nguồn này đã được kiểm duyệt chặt chẽ bởi những người có chuyên môn và uy tín trước khi được đăng.

2.3. Kết cấu không chặt chẽ

Bài tiểu luận dù ngắn hay dài cũng cần có một kết cấu chặt chẽ và hợp lý. Kết cấu chặt chẽ, có tính logic giúp kết nối tất cả các ý và các phần trong bài lại với nhau. Nếu giáo viên, người chấm bài đưa ra một cấu trúc bài sẵn, bạn nên tuân theo cấu trúc đó. Còn nếu không thì Viết Nhanh sẽ gợi ý cho bạn kết cấu bài như dưới đây:

  • Mở bài: Mở bài bạn cần nêu được câu hỏi nghiên cứu, mục đích và các mục tiêu cụ thể của bài tiểu luận. Bạn có thể giới thiệu sơ lược về bối cảnh của vấn đề nghiên cứu. Với các số liệu và dẫn chứng cụ thể. Phần này cần được trau chuốt đủ vì nó sẽ giúp tăng phần tò mò cho người đọc, người chấm vào những phần sau.
  • Thân bài: Phần này là phần chính của cả bài, có thể chia làm nhiều đoạn nhỏ tùy vào yêu cầu đề bài. Nhưng thông thường, bạn nên bắt đầu với việc đưa ra những định nghĩa khác nhau về một khái niệm, một vấn đề đang nghiên cứu. Sau đó, bạn phân tích những lý thuyết xung quanh vấn đề đó. Đây không chỉ là lúc bạn lặp lại những lý thuyết đó, mà hơn hết. Bạn phải chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của lý thuyết này so với lý thuyết kia.Từ lý thuyết bạn ứng dụng vào vấn đề nghiên cứu chính. Xem thử trong trường hợp này lý thuyết được áp dụng ở đâu, chưa được áp dụng ở đâu và vì sao.
  • Kết luận: phần kết luận không chỉ là nơi bạn tổng hợp lại những điều đã nêu ở trên. Mà còn là lúc bạn đưa ra những hạn chế về nghiên cứu và gợi ý hướng nghiên cứu mới trong tương lai.

2.4. Lặp từ và lặp ý

Việc lặp từ và lặp ý trong suốt bài tiểu luận quá nhiều lần cũng là một lỗi thường gặp khi viết tiểu luận. Việc gặp lỗi này cho thấy rằng bạn bị bí ý tưởng, hoặc có thể là không hiểu rõ vấn đề, không tách bạch được các ý với nhau. Nó còn cho thấy khả năng ngôn ngữ, diễn đạt, và sử dụng từ ngữ của bạn chưa được tốt.

Việc lặp đi lặp lại quá nhiều một từ và một ý làm bạn trông như đang muốn kéo dài bài cho đủ số từ.

Vì vậy, Viết Nhanh khuyên bạn một cách đó là nên viết nháp trước những nội dung chính và chỉ nên trình bày một lần, trình bày thật kỹ với đầy đủ dẫn chứng, số liệu, và phân tích, sau đó không nên lặp lại ý đó lần thứ 2.

2.5. Đạo văn

Cuối cùng, Viết Nhanh muốn nhấn mạnh rằng cho dù bài bạn có hay đến đâu, nếu bạn dính lỗi đạo văn, bài của bạn vẫn có nguy cơ rớt rất cao.

Đạo văn là một lỗi khá phổ biến và thường gặp nếu chúng ta không để ý. Đạo văn thường được giảng viên hướng dẫn và những người đọc đánh giá là lỗi nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến cảm nhận đọc và điểm số của bài tiểu luận. Vậy nên cần cố gắng tránh đạo văn nhé.

Bài viết tiểu luận là gì? Lỗi đạo văn

Bài viết tiểu luận là gì? Lỗi đạo văn là một lỗi nghiêm trọng

Xem thêm: Cách viết và trình bày tiểu luận hay

Lời kết

Trên đây là bài viết “Bài viết tiểu luận là gì? Những lỗi sai thường gặp”

Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn có những thông tin cơ bản để hiểu được Bài viết tiểu luận là gì? Những lỗi sai thường gặp khi viết tiểu luận là gì để có thể tự tin bắt tay vào viết bài tiểu luận của riêng mình.

Nếu cần tư vấn và giải đáp thắc mắc của các bạn về dịch vụ thuê viết luận văn. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên tư vấn qua hotline: 0941.484.743

Ngoài ra, nếu quý khách có nhu cầu hãy để lại thông tin liên lạc thông qua website: https://vietnhanh.vn.