Viết Tiểu Luận
Viết tiểu luận là cụm từ khá quen thuộc đối với mỗi bạn sinh viên vì ở lứa tuổi sinh viên hoặc các cấp học tương đương thường được thầy cô yêu cầu và hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy bạn đã hiểu biết như thế nào về bài tiểu luận, tiểu luận gồm những phần nào, bố cục bài tiểu luận chia sao cho đúng, độ dài bao nhiêu mới đạt yêu cầu, các bước để hoàn thành một bài tiểu luận hay thực hiện như thế nào để đạt điểm cao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc đang gặp phải khi tiến hành viết tiểu luận.
Tại Sao Phải Viết Tiểu Luận?
Tiểu luận chính xác là một dạng văn bản word trình bày vấn đề của một cá nhân và cá nhân đó nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định tùy vào giáo viên và trường đó quy định. Viết tiểu luận để khái quát đề tài mình đã chọn lựa nghiên cứu được, từ đó giảng viên hướng dẫn sẽ đánh giá người học kịp thời khi chương trình kết thúc. Tiểu luận cũng cho phép bạn được tư duy phân tích nhưng bắt buộc bạn phải tuân thủ theo cấu trúc mà Bộ Giáo dục và đào tạo đề ra. Khi viết tiểu luận bạn sẽ trau dồi cho bản thân rất nhiều kĩ năng như sáng tạo nội dung, tự chủ được công việc mình đã lựa chọn và có cơ hội làm việc nếu như bài tiểu luận của bạn xuất sắc được đánh giá cao. Một bài tiểu luận hoàn thiện không được phép viết vu vơ, mơ hồ mà buộc bạn phải viết những thông tin chân thực, đòi hỏi bạn có vốn kiến thức sâu rộng. Nội dung đưa ra phải gần gũi với thực tế sẽ giúp người đọc dễ dàng tiếp cận kiến thức mà tác giả đã nghiên cứu được.
Các Bước Để Hoàn Thành Bài Tiểu Luận
Viết tiểu luận được chia ra ở 2 dạng:
Dạng Cá Nhân: Ở dạng này người biên tập được chủ động chọn lựa nội dung, tự chủ về thời gian hoàn thành bài viết tiểu luận, tự sáng tạo nội dung bằng khối tài liệu do cá nhân đó tìm được.
Dạng nhóm: Nhóm có thể nhiều hay ít người tuỳ thuộc vào số lượng thành viên. Tuy nhiên nếu biết cách nắm bắt đây sẽ là lợi thế rất lớn cho cá nhân bởi nếu ở dạng cá nhân người biên tập sẽ phải tự làm một mình, tự đảm nhiệm lên ý tưởng thì ở dạng làm việc này mỗi người sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ mọi thành viên còn lại ở trong nhóm. Ở hình thức này, bắt buộc nhóm phải tìm ra được 1 người leader, người này có thể không phải là người giỏi nhất nhưng đây chính là người có tinh thần làm việc. Leader (trưởng nhóm) có công việc đôn đốc các thành viên còn lại ở trong nhóm hoàn thành công việc, phân bổ nhiệm vụ cho từng người để bài tiểu luận được hoàn thành đúng thời hạn.
Nếu là người chưa có kinh nghiệm viết tiểu luận thì đây chắc hẳn là việc khá mông lung nhưng nếu bạn thực hành viết theo 5 bước dưới đây câu nói trên sẽ đảo ngược.
Bước 1: Chọn đề tài: Đây là bước cực kì quan trọng vì đề tài hay sẽ mang lại nội dung lý tưởng, đề tài sẽ chạy xuyên suốt nội dung bài tiểu luận vì nó chính là mạch cảm xúc gắn ghép nội dung kề sát lại với nhau tạo nên một bài tiểu luận hấp dẫn được đánh giá cao. Phần này chiếm đến 40% tỉ lệ thành công cho bài viết tiểu luận.
Bước 2: Lập dàn ý: Phần này có vai trò tạo nên bố cục cho bài viết. Muốn có bài tiểu luận rành mạch trước hết phải có khung sườn vững chắc. Dàn ý của bài tiểu luận cũng giống như dàn ý của bài văn xuôi vậy có cấu trúc mở bài, thân bài và kết bài. Phần 1 thông thường chính là giới thiệu chung, phần 2 viết về thực trạng và đánh giá, phần 3 thường chỉ ra giải pháp,bài học rút ra, định hướng cho thời gian sắp tới.
XEM THÊM: 3 Cách Viết Luận Văn Thạc Sĩ Chuẩn Nhất
Bước 3: Trích dẫn tài liệu: Xác định nguồn tài liệu hỗ trợ rất lớn trong việc tạo ra bài tiểu luận thành công. Chúng tôi rất khuyến khích người thực hiện trích dẫn tài liệu vào bài tiểu luận nhưng với điều kiện bạn phải biết lựa chọn nguồn tài liệu chính xác. Trong thời kì cách mạng công nghệ 4.0 mạng Internet phát triển mạnh giúp mọi cá nhân dễ dàng tiếp cận với tin tức nhưng có rất nhiều thông tin sai lệch, có độ chính xác thấp dẫn đến nguồn tài liệu không rõ ràng. Để làm tốt bước này, bạn buộc phải có kĩ năng nắm bắt thông tin chính xác.
Bước 4: Viết nội dung: Như ở dàn bài đã đề ra thì viết nội dung cũng sẽ được chia như vậy. Nội dung được viết ra phải rạch ròi, dễ hiểu nhất để thông qua tiểu luận người không trực tiếp tham gia và quá trình nghiên cứu đề tài cũng có thể hiểu.
Bước 5: Hoàn thành các bước: Ở phần cuối cùng này, người biên soạn tiểu luận phải xem lại kĩ càng bài viết tiểu luận, rà soát các lỗi chính tả, thống nhất form chữ và kích cỡ. Cách xưng hô trong tiểu luận là tác giả, người viết tránh xưng tôi, ta,…
Bí Kíp Viết Tiểu Luận Đạt Kết Quả Cao
Muốn có bài tiểu luận đạt kết quả cao trước tiên bạn phải viết đủ nội dung, tuyệt đối không được viết quá miên man dẫn đến hậu quả lạc đề. Nội dung phải chân thực đi vào thực tế, trích dẫn tài liệu tham khảo có nguồn rõ ràng, tránh viết một cách mơ hồ, mông lung. Câu chữ khi viết phải súc tích, ngắn gọn dễ hiểu, tránh tối đa các lỗi như lặp từ và câu, chính tả. Khi viết bài đặc biệt trình bày dưới dạng văn bản Word khuyến khích dùng phông chữ Times New Roman ở kích cỡ từ 11-14. Khi sắp xếp các dạng tài liệu, lưu ý sắp xếp theo trình tự Tiếng Việt, Tiếng Anh nếu trong bài tiểu luận có nhiều kí tư, biểu đồ, hình vẽ bạn nên đề ra bảng chú thích chỉ dẫn. Bài tiểu luận có số trang từ 25-30 trang, mở đâu phải có lời giới thiệu, kết thúc có lời cảm ơn. Mục lục là phần giúp cho giảng viên và người đọc nắm được vấn đề bạn đang khai thác, ngoài ra đây cũng là phần để mọi người có thể tra cứu khi cần, dễ dàng đánh giá được nội dung triển khai đã đạt yêu cầu hay chưa. Bên cạnh đó, một bản mục lục đạt chuẩn phải đính kèm số thứ tự trang để người đọc tiện theo dõi nội dung hơn.
Thông qua nội dung mà chúng tôi đã biên soạn, mong rằng bạn sẽ áp dụng thành công vào bài viết tiểu luận của mình để bài tiểu luận hoàn thành xuất sắc nhất. Nếu quá bận rộn và khó khăn, hãy lựa chọn cho mình đơn vị viết tiểu luận thuê uy tín để được tư vấn và hỗ trợ giúp bài tiểu luận của bạn trở nên trọn vẹn, được giảng viên đánh giá cao!