Bài luận tiếng Anh được đánh giá là một trong những phần khó nhất trong các bài thi tiếng Anh. Nhiều học sinh thường hay gặp trở ngại trong việc tìm cách viết luận tiếng Anh hay và phù hợp. Trong bài viết hôm nay, Vietnhanh sẽ chia sẻ cho các bạn cách viết một bài luận văn trong tiếng Anh đơn giản nhưng hiệu quả nhé
1. Các bước để hiểu rõ cách viết một bài luận trong tiếng anh
Bước 1: Lên ý tưởng cho bài luận
Sau khi đọc qua đề bài và nắm rõ yêu cầu cần viết, việc đầu tiên bạn cần làm là động não suy nghĩ (brainstorm) về những gì mình muốn viết. Hãy chuẩn bị 1 ngòi bút và 1 tờ giấy nháp, và ghi chép lại tất cả những ý tưởng hiện ra trong đầu bạn liên quan đến chủ đề bài viết.
Đây là 1 bước khá quan trọng, giúp bạn có thể phát triển ý tưởng của bài viết một cách hiệu quả nhất. Bạn không cần phải viết chúng ra theo một thứ tự nhất định nào cả. Mọi ý tưởng đều được thực hiện khi bạn bắt đầu viết nó ra, vì vậy đừng để bài luận của mình kém hấp dẫn hơn vì bạn đã bỏ lỡ một ý tưởng hay ho nào đó. Cách viết một bài luận văn trong tiếng anh của Vietnhanh mong sẽ giúp đỡ bạn.
Bước 2: Lên outline bài viết
Sau khi đã liệt kê ra những ý tưởng của bài viết, việc tiếp theo bạn cần làm là lên outline hay còn gọi là dàn bài cho bài luận.
Ở bước này, bạn sẽ sắp xếp lại những ý tưởng của mình ở bước 1 theo một trình tự phù hợp, và nếu được thì phát triển thêm những ý phụ, bổ sung cho ý tưởng chính.
Bước 3: Viết câu chủ đề
Một trong những bước không thể bỏ qua là xác định câu chủ đề cho bài luận, hay còn gọi là luận đề. Luận đề được xem là xương sống của toàn bộ bài luận vì nó sẽ giúp:
- Góp phần định hướng bài luận
- Giúp bạn đi đúng hướng
- Giúp bạn viết bài luận một cách mạch lạc và thống nhất
Câu chủ đề này không được lan man, phải bao quát toàn bộ nội dung bài luận tiếng Anh và nên chứa đựng yếu tố độc đáo, thu hút để gây ấn tượng với người đọc.
Ví dụ:
Chủ đề của bạn là gia đình, bạn không nên suy nghĩ chung chung rằng “Tôi sẽ viết về mẹ của mình” mà hãy cụ thể hóa trọng tâm bài luận bằng một câu luận đề. Ví dụ như: “My mother is my best friend”.
Lưu ý: Luận đề là một câu khẳng định hoàn chỉnh chứ không phải là một cụm từ hay một câu hỏi nghi vấn.
Bước 4: Viết phần mở đầu (Introduction)
Trong phần này, bạn hãy trình bày một cách khái quát về chủ đề của bạn, cùng với đó là nêu lên câu luận đề. Phần mở đầu sẽ cung cấp thông tin giúp người đọc nhận biết được bối cảnh, nội dung chủ đề mà người viết sắp trình bày.
Lưu ý rằng, phần mở đầu sẽ mang đến ấn tượng đầu tiên cho độc giả, chính vì vậy, hãy cố gắng viết thật hấp dẫn để lôi cuốn, thu hút sự chú ý của người đọc bằng cách:
- Dùng lời trích dẫn (quote)
- Câu hỏi (question)
- Ví dụ hoặc câu chuyện (example or story)
- Một điều gì đó ngạc nhiên (surprising fact)
- Quan điểm được nhiều người ủng hộ (strong opinion)
Một số câu mở đầu nên tránh sử dụng như: “The topic of this essay is”, “This essay is about”…
Ví dụ: Chủ đề “Tác hại của cafe”
“Millions of Americans are physically addicted to caffeine – and most of them don’t even know it.”
(Có hàng triệu người Mỹ nghiện caffeine – và hầu hết trong số họ thậm chí không biết điều đấy…)
Bước 5: Viết phần thân bài (Body)
Ở phần này, bạn sẽ triển khai những luận điểm đã được liệt kê trong dàn ý (bước 2) nhằm củng cố, làm rõ cho luận đề. Mỗi ý tưởng trong phần thân bài này là một ý chính trong chủ đề và tương ứng với một đoạn văn trong bài viết.
Thông thường một bài luận Tiếng Anh sẽ bao gồm 2 – 3 đoạn văn đề cập đến từng điểm chính bạn muốn thực hiện. Đầu hoặc cuối mỗi đoạn nên chứa một câu chủ đề (topic sentence) giống như một luận điểm thu nhỏ nhằm tóm lược rõ nét ý tưởng của đoạn văn đó. Các bạn cũng nên có các từ liên kết giữa các câu để bài luận trở nên mạch lạc và trôi chảy hơn. Ngoài ra, hãy ước tính số lượng từ bạn định viết dựa theo yêu cầu đề bài.
Ví dụ:
Bài luận tiếng Anh yêu cầu 500 từ, hãy dành ra 100 từ cho mở bài và 100 từ cho kết bài. Còn 300 từ thân bài chia thành 2, 3 đoạn khác nhau. Mỗi đoạn từ 100 đến 200 từ.
Bước 6: Viết phần kết bài (Conclusion)
Để kết thúc bài luận Tiếng Anh, hãy viết một đoạn văn khái quát ngắn gọn lại ý chính của bài luận, những điều bạn muốn người đọc ghi nhớ nhất sau khi đọc xong bài luận. Phần kết không nên quá dài, 3 đến 4 câu là đủ.
2. Cách viết một bài luận văn trong tiếng anh – cần chú ý tới:
2.1. Sử dụng đúng ngữ pháp
Đây là một trong những yếu tố cơ bản nhưng cũng quan trọng nhất để đánh giá một bài luận tiếng Anh. Ngữ pháp ở đây bao gồm các thì, cấu trúc câu, từ trong câu văn và chỉnh tả. Bạn có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng hãy chọn những thì và cấu trúc phù hợp nhất với hoàn cảnh bài viết. Đặc biệt, lỗi sai chính tả có thể khiến bạn mất điểm vậy nên hãy chú ý nhé.
2.2. Sử dụng từ vựng hợp văn cảnh
Có thể bạn có vốn từ vựng rất lớn, bạn biết rất nhiều từ vưng nâng cao và hoa mỹ, nhưng việc áp dụng quá nhiều trong bài viết có thể gây ra tình trạng loãng từ và khiến cho bài luận của bạn mất hay. Không cần phải khoe hết vốn từ mình có, chỉ cần câu văn hấp dẫn, mạch lạc và đúng với bối cảnh dựng ra.
2.3. Trình bày rõ ràng, mạch lạc, chấm phẩy đúng chỗ
Trình bày đoạn văn cần phải tuân theo yêu cầu mạch lạc. Mọi dấu chấm, dấu phẩy đều cần theo đúng quy tắc, thể hiện được ý đồ người viết. Mỗi đoạn chỉ nên tập trung vào một ý tưởng chính.
Sắp xếp cấu trúc rõ ràng: Câu chủ đề -> Ý chính 1 (kèm ví dụ hoặc bằng chứng minh họa) -> Ý chính 2 (kèm ví dụ hoặc bằng chứng minh họa) -> Ý chính 3 (kèm ví dụ hoặc bằng chứng minh họa)…
2.4. Văn phong tiếng Anh
Mỗi người có một văn phong riêng. Bạn nên viết thế nào để giọng văn của mình hấp dẫn, cuốn hút người đọc. Tuy là vấn đề khá phức tạp với người mới bắt đầu khi kết hợp giữa giọng văn của mình với tiếng Anh. Nhưng bạn chỉ cần luyện tập nhiều phần này sẽ quen và cách viết cũng nâng cao hơn nhiều.
2.5. Sắp xếp câu, từ, mệnh đề theo quy tắc
Có lẽ đây là một trong những điều mà khá ít người để ý, nhưng nó lại rất ảnh hưởng đến bài luận văn tiếng Anh của bạn. Thường thì thứ tự sắp xếp trong tiếng Anh trái ngược với tiếng Việt. Thứ tự tính từ, trạng từ, các mệnh đề trong câu cần đúng quy tắc.
2.6. Chú ý độ dài yêu cầu của bài luận
Bạn cần dựa theo yêu cầu số từ của bài viết đưa ra ý văn hợp lý, tránh thừa hoặc thiếu từ so với đề bài. Mỗi dạng đề thi sẽ có yêu cầu về độ dài bài luận khác nhau, do vậy phải hết sức lưu ý để đưa ra bài luận vừa vặn.
Ví dụ:
Thi tốt nghiệp THPT: Đoạn văn ngắn chỉ 150 từ, tương ứng với 15 – 18 dòng.
Thi tiểu luận Task 2 IELTS: Độ dài 250 từ, nên bạn phải căn đủ từ khoảng 25 – 30 dòng.
2.7. Không xuống dòng
Một lưu ý nhỏ để tránh bạn bị mất điểm đáng tiếc đó chính là để ý yêu cầu đề bài. Nếu đề bài yêu cầu một đoạn văn thì tuyệt đối không nên xuống dòng.
2.8. Kiểm tra lại và chỉnh sửa bài luận tiếng Anh
Ở bước này, bạn hãy kiểm tra lại 1 lần bài viết của mình đã đủ những yêu cầu sau đây chưa:
- Bài luận đã đúng yêu cầu của đề bài (chủ đề và độ dài)
- Bài luận đã tuân thủ tất các quy tắc định dạng (phông chữ, cỡ chữ, giãn dòng, số trang…)
- Phần mở đầu gây ấn tượng và đã cung cấp thông tin cơ bản về chủ đề sẽ trình bày
- Phần mở đầu có câu luận điểm nêu rõ trọng tâm và vị trí của bài luận
- Cấu trúc bài luận đã đầy đủ 3 phần: Introduction – Body – Conclusion
- Mỗi đoạn văn đều có câu chủ đề nêu lên ý chính của đoạn
- Đưa ra các lý lẽ, bằng chứng cho mỗi ý trong thân bài
- Bao gồm các từ nối, từ liên kết giữa các câu, các đoạn
- Kết luận bao quát nội dung toàn bài, có tính gợi mở hoặc đưa ra kiến nghị, đánh giá
3. Liên hệ với chúng tôi
Mọi yêu cầu, thắc mắc cũng vui lòng liên hệ Hotline: 0941.484.743 để được giải đáp cũng như hỗ trợ tư vấn 24/7 miễn phí.
Vietnhanh.vn rất mong được hợp tác cùng các bạn! Trân thành cảm ơn!