Có rất nhiều bạn đang tìm cách viết luận văn nghiên cứu khoa học sao cho đạt chuẩn và gây ấn tượng với Hội đồng giám khảo. Với bài viết này, Vietnhanh sẽ giới thiệu cho các bạn các cách để thực hiện và cách trình bày bài nghiên cứu khoa học thu hút và đạt điểm cao. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Cấu trúc, cách viết luận văn nghiên cứu khoa học, bài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh
Tùy thuộc vào từng đề tài khác nhau mà cấu trúc của bài nghiên cứu khoa học sẽ có sự thay đổi cho phù hợp. Thông thường, một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ có cấu trúc cơ bản dưới đây:
- Phần mở đầu
-
- Lý do lựa chọn đề tài
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài.
- Phần nội dung
-
- Chương 1: Những lý luận cơ bản của đề tài
- Chương 2: Thực tiễn nội dung và đề xuất giải pháp của đề tài
- Chương 3: Kết quả hoạt động nghiên cứu
- Phần kết luận và kiến nghị
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục (Nếu có)
2. Hướng dẫn cách viết luận văn nghiên cứu khoa học
Tùy theo yêu cầu của từng đơn vị đào tạo mà nội dung từng phần bài báo cáo có thể thay đổi. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách làm viết luận văn nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên để các bạn có thể tham khảo.
2.1. Phần mở đầu
Phần mở đầu trong bài luận văn nghiên cứu khoa học là phần tiếp cận với người đọc đầu tiên, do đó mà bạn cần thể hiện được những nội dung như dưới đây để đảm bảo việc cung cấp thông tin, kiến thức về đề tài cho người đọc, giám khảo có thể nắm được.
2.1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Đây là nội dung không thể thiếu trong phần mở đầu, các bạn có thể trả lời các câu hỏi dưới đây để xây dựng lý do chọn đề tài:
- Vì sao bạn lựa chọn đề tài này? Tính khả thi của đề tài như thế nào?
- Nêu sơ lược về những đề tài nghiên cứu có liên quan trước đó, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại.
- Tầm quan trọng và mức độ cấp thiết của đề tài.
- Các bạn nên mở đầu lý do chọn đề tài bằng một luận điểm gây được ấn tượng và thu hút người đọc. Đó có thể là những trích dẫn hay những ví dụ độc đáo có liên quan đến đề tài.
2.1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khi viết đối tượng và phạm vi nghiên cứu của bài báo cáo, quý bạn lưu ý dựa theo những vấn đề dưới đây:
- Xác định khách thể nghiên cứu của đề tài là ai? Hiểu các viết luận văn nghiên cứu khoa học? Đối tượng chính là gì? Đề tài hướng đến tìm hiểu hay giải quyết vấn đề của đối tượng chính đó? Bản chất của đối tượng đó ra sao?
- Khoanh vùng phạm vi nghiên cứu rộng/ hẹp cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và phát triển hoạt động nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu thể hiện ở vị trí, không gian, thời gian, lĩnh vực,…
2.1.3. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu
Trước khi hiểu cách làm viết luận văn nghiên cứu khoa học nào, các bạn phải nắm rõ được mục đích mà mình muốn đạt được thông qua đề tài là gì? Từ đó mà xác định được cách làm bài nghiên cứu khoa học cho đạt chuẩn.
- Mục tiêu nghiên cứu: Là những gì mà bài nghiên cứu muốn hướng đến. Mục tiêu sẽ trả lời cho cặp câu hỏi “Làm những gì?” và “Đạt được những gì?”
- Mục đích nghiên cứu: Là ý nghĩa thực tiễn mà bài nghiên cứu muốn hướng đến, là đối tượng phục vụ sản phẩm nghiên cứu. Mục tiêu khái quát trả lời cho câu hỏi “Để phục vụ ai?”.
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tùy vào từng đề tài mà phương pháp nghiên cứu, cách viết luận văn nghiên cứu khoa học cũng được lựa chọn khác nhau. Trong cách viết luận văn nghiên cứu khoa học, các bạn có thể sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thực nghiệm
- …
2.1.5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài.
Trong phần này, các bạn cần chỉ ra ý nghĩa của đề tài, đề tài có đóng góp như thế nào với thực tế vấn đề nghiên cứu, làm rõ được vấn đề nghiên cứu, làm tài liệu tham khảo cho thế hệ tương lai,…
2.2. Phần nội dung
Đây là phần quan trọng và chiếm phần lớn số điểm của bài nghiên cứu khoa học. Thông thường, theo cách làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên hiệu quả thì nội dung sẽ được chia làm 3 chương lớn.
2.2.1. Chương 1: Những lý luận cơ bản của đề tài
Thông thường, trong chương 1, các bạn cần viết những nội dung sau:
- Nêu những khái niệm có liên quan đến đề tài
- Trình bày thực trạng nghiên cứu của đề tài, đề tài đã được ai thực hiện nghiên cứu hay chưa? Những vấn đề còn tồn tại sau các bài nghiên cứu đó ra sao? Từ đó đưa ra mối liên hệ với đề tài của các bạn.
- Sơ lược về đặc điểm, tính chất của khách thể, đối tượng mà đề tài nghiên cứu.
2.2.2. Chương 2: Thực tiễn nội dung và đề xuất giải pháp của đề tài
Đây là chương nội dung quan trọng nhất của bài nghiên cứu khoa học, các bạn cần lưu ý:
- Tiến hành khảo sát, thu thập số liệu và các thông tin có liên quan đến khách thể/ đối tượng nghiên cứu bằng các phương pháp nghiên cứu, cách thức thực hiện khác nhau.
- Từ kết quả thu được, lý giải và chỉ ra nguyên nhân tại sao lại có thực trạng đó.
- Đề xuất một số giải pháp để khắc phục những vấn đề còn tồn tại của các khách thể/ đối tượng nghiên cứu.
2.2.3. Chương 3: Kết quả hoạt động nghiên cứu
Sau khi đã tiến hành thu thập và khảo sát, các bạn cần tổng hợp những điều dưới đây:
- Thực hiện nghiên cứu thực nghiệm, thực tế
- So sánh kết quả thực nghiệm thu được với thông tin khảo sát
- Đưa ra nhận xét, đánh giá chung
2.3. Phần kết luận và kiến nghị
Trong phần này, các bạn cần đúc kết lại các vấn đề sau:
- Tóm tắt nội dung và kết của đề tài nghiên cứu
- Đưa ra các giải pháp, khuyến nghị hay đề xuất hướng phát triển của đề tài
3. Liên hệ với chúng tôi
Mọi yêu cầu, thắc mắc cũng vui lòng liên hệ Hotline: 0941.484.743 để được giải đáp cũng như hỗ trợ tư vấn 24/7 miễn phí.
Vietnhanh.vn rất mong được hợp tác cùng các bạn! Trân thành cảm ơn!