Mỗi mùa luận văn đến, học viên lại gặp khó khăn khi không biết viết luận văn thạc sĩ ra sao cho đúng chuẩn. Vô vàn bài viết hướng dẫn trên mạng, đâu mới là quy chuẩn chung. Xem ngay bài viết dưới đây của Vietnhanh để biết một bài luận văn cần gì – “cách viết luận văn thạc sĩ” như thế nào và một vài lưu ý cần tránh trong quá trình viết.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình lên ý tưởng đề cương cho nghiên cứu của mình, hãy tham khảo ngay “cách viết đề cương luận văn thạc sĩ ” của chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết. Hoàn thành xong đề cương chi tiết là bạn đã giảm thiểu được 30% nỗi lo về chặng đường làm luận văn phía trước.
1. 8 bước để hiểu cách viết luận văn thạc sĩ dễ dàng
Bước 1: Đăng ký đề tài luận văn thạc sĩ
Đăng ký đề tài là bước đầu tiên trước khi đặt bút nghiên cứu chính thức. Trước khi kết thúc chương trình đào tạo từ 6- 7 tháng, học viên phải đăng ký đề tài luận văn thạc sĩ và đề xuất người hướng dẫn với hội đồng chấm thi.
Bước 2: Quy định giao đề tài luận văn thạc sĩ
Thông thường, luận văn cấp thạc sĩ trở lên, trưởng khoa hoặc hiệu trưởng sẽ là người ra quyết định giao đề tài và phân công người hướng dẫn, tùy thuộc vào quy định từng trường.
Bước 3: Làm đề cương luận văn thạc sĩ
Sau khi có danh sách đề tài và người hướng dẫn, học viên phải nhanh chóng tiến hành xây dựng đề cương luận văn thạc sĩ chi tiết dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Đề cương càng chi tiết càng dễ cho bạn sau này, bạn sẽ hình dung được mình đang làm gì, cần làm gì và kiểm soát thời gian tốt hơn.
Bước 4: Bảo vệ đề cương luận văn thạc sĩ
Sau khi làm xong đề cương và nộp, bạn sẽ phải chuẩn bị tinh thần để bảo vệ nó trước người hướng dẫn để họ thấy ý tưởng của bạn đang triển khai rất tốt, họ sẽ bị thuyết phục và sẽ bổ sung thêm (nếu cần).
Bước 5: Viết luận văn thạc sĩ hoàn chỉnh
Học viên tiến hành làm luận văn dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Bước 6: Nộp bài luận văn, thẩm định trước hội đồng bảo vệ
Sau khi làm xong thì học viên nộp Luận văn cho hội đồng, thường là phòng đào tạo Sau đại học. Tiếp theo đó, luận văn sẽ được thẩm định trước hội đồng bảo vệ, nếu qua vòng thẩm định, học viên sẽ nhận lịch bảo vệ luận văn.
Bước 7: Bảo vệ luận văn
Tiến hành bảo vệ luận văn trước hội đồng.
Bước 8: Hoàn thiện, chỉnh sửa sau bảo vệ luận văn thạc sĩ
Tiếp nhận ý kiến góp ý trong buổi bảo vệ và bổ sung, chỉnh sửa luận văn hoàn thiện. Sau khi bổ sung, in và nộp lại luận văn thạc sĩ bản cứng cho phòng đào tạo Sau đại học.
Đề tài rất quan trọng, nó là căn nguyên của cả quá trình làm luận văn của bạn. Dù bạn biết cách viết luận văn thạc sĩ tốt nhưng lại không chọn đúng đề tài phù hợp thì kết quả cuối cùng khó mà được như ý muốn.
2. 3 giai đoạn viết luận văn thạc sĩ
Để cụ thể hoá hơn cho bạn đọc dễ hình dung và bám sát các bước cần làm, chúng tôi phân chia thành 3 giai đoạn tương ứng với 3 khung thời gian hoàn thành. Cùng theo dõi chi tiết hơn với các bước dưới đây nhé!
2.1. Giai đoạn viết đề cương
Giai đoạn viết đề cương thường từ 1-2 tháng. Trong giai đoạn này, học viên sẽ phải tìm kiếm, đề xuất ý tưởng triển khai. Đọc thật nhiều nghiên cứu khoa học, sách báo liên quan đến đề tài và tham khảo thêm các luận văn trước đó về cùng đề tài, kết hợp với quan điểm cá nhân để đề xuất hướng triển khai mới mẻ nhất.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình lên ý tưởng đề cương cho nghiên cứu của mình, hãy tham khảo ngay “cách viết đề cương luận văn thạc sĩ ” của chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết. Hoàn thành xong đề cương chi tiết là bạn đã giảm thiểu được 30% nỗi lo về chặng đường làm luận văn phía trước.
2.2. Giai đoạn tiến hành cách viết luận văn thạc sĩ
Giai đoạn tiến hành viết luận văn, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng mọi tài liệu, kiến thức cần có để phục vụ quá trình viết bài. Tránh tình trạng vừa viết vừa tìm hiểu, vừa viết vừa tìm kiếm thông tin sẽ khiến luận văn của bạn rời rạc, không có mạch văn thống nhất.
Trong quá trình viết, cần chia nhỏ và hoàn thành theo từng đề mục để có sự nhất quán trong nội dung. Giữa các mục nên có sự chuyển tiếp để cả bài luận văn luôn có một dòng chảy nội dung liền mạch.
2.3. Giai đoạn bảo vệ luận văn thạc sĩ và chỉnh sửa bản cuối
Đây là bước cuối cùng cũng được coi là bước quan trọng nhất để hoàn thành luận văn thạc sĩ.
- Để có thể tự tin bảo vệ luận văn trước hội đồng, bạn nên đọc thật kỹ luận văn của mình nhiều lần và tự đặt câu hỏi cho bản thân để tránh bị tâm lý trong quá trình bảo vệ.
- Tiếp nhận ý kiến từ hội đồng chấm, bổ sung và chỉnh sửa luận văn cuối cùng trước khi lưu lại bản hoàn thiện.
3.1. Tên đề tài luận văn thạc sĩ
Chọn đề tài:
- Chọn đề tài thuộc lĩnh vực mà bạn đang theo học và chưa được nghiên cứu kỹ càng trước đó. Người chấm điểm sẽ không mong muốn đọc một đề tài chỉ nhắc lại những thông tin có sẵn.
- Chọn đề tài bạn cảm thấy hứng thú và tự tin đưa ra những lập luận mới mẻ về nó trên cơ sở được nghiên cứu kỹ càng.
Sau đó, hãy bắt đầu càng sớm càng tốt, vạch ra ý tưởng và hướng đi càng chi tiết càng dễ cho quá trình nghiên cứu của bạn sau này. Nếu không vạch ra kế hoạch và hướng đi rõ ràng, bạn sẽ dễ bị mất phương hướng.
Đặt tên đề tài:
- Tên đề tài luận văn thạc sĩ phải thể hiện rõ nội dung nghiên cứu, lĩnh vực cụ thể.
- Tên đề tài chi tiết, rõ ràng, tránh sự mông lung, sử dụng từ ngữ đúng chuẩn mực, văn phong chính luận phù hợp.
- Tên đề tài không nên quá dài, ngắn gọn, cô đọng, tránh diễn giải rườm rà mà vẫn thể hiện được vấn đề hướng đến. Nếu có thể, nên có đầy đủ thời gian, không gian nghiên cứu dự kiến (Tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu).
3.2. Lời cam đoan luận văn thạc sĩ
Lời cam đoan trong luận văn khẳng định giá trị công trình nghiên cứu của bản thân, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào.
Tham khảo cách viết lời cam đoan luận văn thạc sĩ giúp bạn hiểu rõ cách trình bày và nội dung cần có để có thể tự tin viết lời cam đoan cho luận văn của mình nhé.
3.3. Lời cảm ơn luận văn thạc sĩ
Ở đây, bạn có thể bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn đối với tất cả mọi người, đặc biệt là thầy cô hướng dẫn. Có thể nhắc tên cụ thể một vài người bạn cho là quan trọng hơn cả. Lời cảm ơn cần được viết với giọng văn trang trọng, chân thành, tránh hoa mỹ, phô trương khiến người đọc cảm thấy lố.
Lời cảm ơn tưởng chừng dễ viết nhưng đôi khi cũng khiến học viên mất hàng giờ đồng hồ chỉnh sửa câu từ. Đừng lo lắng, xem ngay mẫu lời cảm ơn luận văn thạc sĩ để có cảm hứng viết lời cảm ơn lấy lòng hội đồng nhé.
3.4. Mục lục
Mục lục thường được đặt ở ngay những trang đầu của luận văn, bao gồm tên các chương, đề mục và số trang đi kèm nhằm giúp người đọc nắm bắt được nội dung cơ bản của toàn bộ bài luận mà không cần đọc hết bài.
3.5. Phần mở đầu
- Lý do chọn đề tài: Ở đây bạn cần nêu được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu cũng như tầm quan trọng của vấn đề. Lý do càng rõ ràng, chi tiết, người đọc càng thấy rõ được sự tâm huyết, tận tâm của bạn với đề tài bạn đang theo đuổi.
- Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu chia thành mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Mục tiêu phải chỉ rõ từng ý, nghiên cứu định làm gì, ở đâu, thời gian nào và đánh số thứ tự, không gạch đầu dòng.
- Nội dung bài luận: Ở phần này, học viên tóm tắt ngắn gọn nội dung định trình bày trong luận văn
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Bất cứ một nghiên cứu khoa học nào cũng cần làm rõ đối tượng, phạm vi nghiên cứu bao gồm thời gian, địa điểm, đơn vị, ngành cụ thể,…Việc xác định rõ đối tượng và phạm vi sẽ góp phần định hướng cho luận văn của bạn không bị lệch hướng.
- Phương pháp nghiên cứu: Mỗi bài luận văn sẽ sử dụng từ 2-5 phương pháp trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu. Thông thường sẽ sử dụng phương pháp mô tả hoặc định lượng.
3.6. Cơ sở lý thuyết của đề tài
Ở mục này, bạn đưa ra các khái niệm và lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu. Những kiến thức này bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trong giáo trình hoặc trên mạng internet. Chỉ nên trình bày ngắn gọn, đúng trọng tâm vấn đề, không nên bê nguyên những gì có trong sách vào luận văn. Tóm gọn lại ý dựa trên lồng ghép quan điểm, ý kiến cá nhân sẽ giúp bạn ghi điểm với hội đồng chấm.
3.7. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Đây được coi là nội dung rất quan trọng của bài luận văn.
Phần này đòi hỏi bạn phải có rất nhiều kiến thức, hiểu biết về vấn đề, nắm bắt được tình hình thực tiễn đang tiến triển ra sao, minh chứng bằng số liệu cụ thể như thế nào.
Thông tin nên được trình bày dưới dạng số liệu, bảng biểu để thêm phần khách quan và dễ dàng so sánh với các năm khác.
3.8. Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu
Sau khi đã phân tích, chỉ ra được hiện trạng cũng như hạn chế đang tồn tại của vấn đề, bạn hãy đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế ấy. Việc đề xuất giải pháp có thể tham khảo từ giảng viên hướng dẫn, từ các chuyên gia đứng đầu trong lĩnh vực,
3.9. Chương kết luận
Ở chương kết luận, bạn tóm tắt lại các ý chính trong luận văn và đánh giá ngắn gọn trong khoảng nửa trang.
Nếu có thể, đừng quên gửi lời cảm ơn để bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với những người đã hỗ trợ bạn hoàn thành xuất sắc bài luận văn, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn của bạn.
3.10. Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo là mục không thể thiếu trong mỗi bài luận văn. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, nếu bạn sử dụng tài liệu ở mục nào, bạn sẽ phải ghi rõ nguồn tài liệu đó ở cuối bài luận văn.
4. Liên hệ với chúng tôi
Mọi yêu cầu, thắc mắc cũng vui lòng liên hệ Hotline: 0941.484.743 để được giải đáp cũng như hỗ trợ tư vấn 24/7 miễn phí.
Vietnhanh.vn rất mong được hợp tác cùng các bạn! Trân thành cảm ơn!