Bài Viết Tiểu Luận
Trong mỗi chúng ta đã trải qua thời sinh viên thì không ai là không biết đến luận văn, luận án hay bài viết tiểu luận, nhưng chắc hẳn vẫn còn nhiều bạn chuẩn bị bước vào cánh cổng đại học còn đặt ra câu hỏi “Bài viết tiểu luận là gì?” đúng không nào. Vậy cùng tham khảo bài viết này để gỡ rối những thắc mắc đó nhé!
Bài viết tiểu luận là một bài viết được thực hiện dưới dạng văn bản nhằm trình bày về vấn đề nghiên cứu, quan điểm hay phát hiện nào đó có liên quan tới chủ đề mà người viết muốn trình bày. Trong tiểu luận phải nêu lên được vấn đề cần giải quyết, bóc tách được vấn đề và thể hiện những kết quả mới mà người viết phát hiện được, hay ý kiến và quan điểm, kết luận của người viết. Thông qua bài tiểu luận sẽ giúp sinh viên chứng tỏ được năng lực và khả năng thu nạp kiến thức của mình. Từ đó hiểu được những câu hỏi, vấn đề đặt ra và tìm hiểu tất cả các thông tin về những vấn đề đó. Viết tiểu luận còn bộc lộ được suy nghĩ và kỹ năng phân tích của bạn, do đó bài tiểu luận thường được sử dụng để đánh giá năng lực sinh viên, học viên tại các trường đại học, cao đẳng và các cấp học tương ứng.
Các Bước Để Có Được Bài Tiểu Luận Hay
-
Lựa chọn và đặt tên đề tài nghiên cứu
Giảng viên hướng dẫn luôn muốn sinh viên của mình mang đến những bước tiến mới và đưa ra những lập luận của mình về những chủ đề mang tính thời sự, cấp bách và tính khoa học cao. Để có được bài tiểu luận tốt, bạn nên tham khảo những đề tài bạn cảm thấy hứng thú và nghĩ là đủ tự tin để đưa ra những biện luận về nó, dựa trên sở thích và điểm mạnh của bản thân về dạng đề tài như thế nào, tiếp theo nữa là giáo viên hướng dẫn của bạn thường hay đề cập đến những vấn đề gì thì đó cũng là một gợi ý hoàn hảo để bạn chọn ra tên đề tài tiểu luận phù hợp. Sau đó tiến hành viết tiểu luận càng sớm càng tốt, trước hết là vạch ra dàn ý, khung sườn cho bài và sau đó là nghĩ đến những hướng chính mà bạn muốn dẫn dắt chủ đề.
-
Nghiên cứu tài liệu
Nếu bạn đã chọn được đề tài phù hợp và định hình xong hướng đi cho chủ đề nghiên cứu của mình, bạn hãy tìm kiếm sách, bài báo và các tài liệu, dữ liệu tham khảo khác để hỗ trợ những lập luận, ý tưởng trong luận văn của mình. Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, nếu bạn sử dụng bất kỳ tài liệu nào trong luận văn của mình, thì hãy luôn nhớ bạn cần ghi lại nguồn tài liệu đó để sau này bổ sung ở phần cuối bài luận văn. Và để tránh sự nhầm lẫn và thiếu sót trong việc ghi nguồn tài liệu, bạn nên ghi lại tại thời điểm đó luôn nếu bạn sử dụng chúng trong bài. Ghi chú là tất cả những thông tin cần thiết về sách, bài báo và các tài liệu khác bạn sử dụng để viết, bạn phải ghi đầy đủ những thông tin liên quan đến nguồn đó như: tên tác giả, tên bài viết, nhà xuất bản, ngày xuất bản, trang tham khảo.
-
Lên dàn ý và trình bày bài tiểu luận
Việc xây dựng dàn ý, sắp xếp các ý tưởng và lập luận trong bài viết tiểu luận là điều vô cùng quan trọng. Những lập luận của bạn cần được sắp xếp để tạo nên sự logic cho người đọc với các nguồn thông tin cần được sử dụng hợp lý. Bạn cần thông báo mục đích của những tài liệu trong nghiên cứu của mình với giáo viên hướng dẫn ngay từ đầu. Hãy luôn nhớ rằng bạn không chỉ có tinh thần đóng góp ý kiến, phân tích và bình phẩm khi xem các tài liệu nghiên cứu có sẵn mà bạn còn cần đưa ra những ý tưởng, lập luận và phương pháp riêng của bản thân, điều đó sẽ giúp bạn ghi điểm hơn trong mắt giảng viên. Và bạn cũng nên đưa ra cái nhìn tổng quát cho cả chủ đề, tránh việc lan man vào nhiều vấn đề hoặc quá tập trung vào một chủ điểm. Đối với giảng viên chấm điểm thì sự trình bày của tiểu luận được xem là ấn tượng ban đầu. Vì thế, bạn hãy để ý đến những chi tiết như căn lề, chính tả, font chữ, đầu bài, cách trình bày đổ thị, bảng biểu,… Tránh trường hợp trong bài quá nhiều thông tin, bạn chưa có thống nhất về format, font chữ không đồng đều hoặc căn chỉnh thiếu khoa học sẽ gây khó chịu và vất vả cho người đọc.
Xem thêm: Bí Quyết Sở Hữu Bài Tiểu Luận Chất Lượng
Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh Có Bố Cục Như Thế Nào?
+ Phần trang bìa: Phần trang bìa là phần ngoài cùng của một bài tiểu luận và được in bằng giấy cứng. Khi trình bày trang bìa bạn phải đảm bảo đầy đủ các thông tin: Tên của trường và tên khoa của người thực hiện ở phía trên cùng trang bìa. Tiếp đến là logo của trường. Ở giữa trang bìa sẽ là tên đề tài nghiên cứu và nhớ phải được trình bày bằng khổ chữ to. Phía cuối trang bìa, ở góc phải ghi họ và tên của giảng viên hướng dẫn, tên người viết tiểu luận, mã sinh viên, ngày tháng thực hiện. Mỗi trường sẽ có quy định và cách đóng trang bìa sao cho phù hợp nhất với trường đó.
+ Trang phụ bìa: Được lập theo bìa mẫu của từng trường.
+ Trang nhận xét của giảng viên hướng dẫn viết tiểu luận.
+ Lời cảm ơn.
+ Mục lục.
+ Danh sách từ viết tắt, thuật ngữ
+ Danh sách bảng biểu, hình vẽ.
+ Nội dung bài tiểu luận.
+ Danh mục tài liệu tham khảo.
Bài Tiểu Luận Thể Hiện Nội Dung Gì?
Chương 1 sẽ là lời mở đầu, lời mở đầu cũng như một lời chào hỏi cho những thứ diễn ra sau đó, nên không cần quá dài dòng lan man mà bạn chỉ cần viết ngắn gọn, tập trung vào vấn đề mang tính chất gợi mở, khởi gợi vấn đề. Nên chú trọng vào các yếu tố như lý do chọn đề tài; tính thời sự và cấp thiết; tên đề tài là gì; mục đích, đối tượng phạm vi nghiên cứu; phương pháp sử dụng để nghiên cứu; bố cục của bài tiểu luận.
Chương 2 thể hiện cơ sở lý thuyết, ở phần này sinh viên cần phải chỉ ra được những lý thuyết, dẫn chứng liên quan tới đề tài mà mình nghiên cứu. Có thể sử dụng lý thuyết của những bài nghiên cứu trước, tuy nhiên ở phần đưa ra quan điểm và ý kiến riêng phải bộc lộ được bản thân nghiên cứu như thế nào và cho ra nhận định đó.
Chương 3 nói về nội dung, phần này được xem là cốt lõi, trọng tâm và là phần quan trọng nhất trong bài tiểu luận. Vậy nên đòi hỏi bạn cần trình bày một cách rành mạch, cụ thể, rõ ràng và độ chính xác cao. Nội dung thường dùng để trình bày về thực trạng của vấn đề đã được nêu lên trong đề tài và đánh giá về các vấn đề đó.
Chương 4 là phần giải pháp, kiến nghị, bài học kinh nghiệm, từ những nội dung bạn đã viết ở trên liên quan tới thực trạng, vấn đề cần giải quyết và khó khăn gặp phải để từ đó đưa ra quan điểm mang góc nhìn cá nhân, nhận định và ý kiến riêng nhằm hoàn thành mặt lý luận có liên quan tới đề tài.
Trên đây là phương pháp và bí quyết để bạn có thể sở hữu bài viết tiểu luận hay, bạn hoàn toàn có thể bám vào các tiêu chí đã đưa ra để viết bài tiểu luận. Song với những bận rộn và áp lực của bài tập trên lớp, hay vừa học vừa làm không đủ quỹ thời gian cho việc viết tiểu luận, hãy lựa chọn cho mình một đơn vị dịch vụ viết tiểu luận thuê uy tín nhé. Có thể bạn sẽ đắn đo cho việc sử dụng dịch vụ viết luận văn thuê, nhưng họ sẽ giúp bạn giải tỏa những nỗi lo về bài tiểu luận, bạn không cần bỏ ra quá nhiều công sức và thời gian mà vẫn sở hữu được bài viết tiểu luận đạt kết quả như ý.