Viết tiểu luận
Tiểu luận là một bài viết được thực hiện dưới dạng văn bản trình bày về vấn đề nghiên cứu, quan điểm hay phát hiện nào đó có liên quan tới chủ đề mà người viết muốn trình bày dựa theo nguyên tắc viết tiểu luận. Tùy vào mục đích viết tiểu luận môn học hay tiểu luận tốt nghiệp và giới hạn vấn đề mà giảng viên đặt ra mà độ dài ngắn sẽ khác nhau.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Viết Tiểu Luận Đại Cương
Tuy nhiên, sự phát triển của mạng xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của toàn xã hội trong những năm gần đây. Các trường đại học cũng thay đổi trong việc giảng dạy, học tập và kiểm tra. Từ việc kiểm tra trên giấy, thi tự luận, nhưng trong sự phát triển của thời đại, các nước đẩy mạnh viết nghiên cứu khoa học để nối tiếp các nghiên cứu trước đó ở mọi lĩnh vực. Thế nên, cũng không ngoại lệ khi các trường đại học dần thay đổi các kì thi giữa kì và cuối kỳ thành các bài viết tiểu luận dựa theo nguyên tắc viết tiểu luận đúng chuẩn. Hơn thế nữa mỗi lĩnh vực nghiên cứu đều được quản lý, sắp xếp theo nhiều trình tự và cách khai thác khác nhau trong nguyên tắc viết tiểu luận.
Hơn thế nữa, viết tiểu luận vô cùng khó và khó có ai biết viết bài tiểu luận như thế nào cho đúng. Để hiểu được viết bài tiểu luận như thế nào thì bạn cần phải nắm rõ khái niệm cơ bản của tiểu luận. Tiểu luận môn học thường có độ dài khoảng 5-25 trang, tùy vào quy định của trường hoặc của giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học của bạn. Tiểu luận tốt nghiệp thì thường sẽ dài hơn, khoảng 30 – 50 trang tùy theo yêu cầu, đây là một dạng của luận văn tốt nghiệp nhưng yêu cầu đơn giản hơn nên gọi là tiểu luận. Tuy nhiên, đối với mỗi cách viết bài tiểu luận như thế nào thì khó xác định vì tùy theo lĩnh vực, chuyên ngành nên được bố trí để phù hợp cho mọi yếu tố của tiểu luận.
Nguyên tắc viết tiểu luận
- Về nội dung: hạn chế sử dụng quá liều lượng tài liệu tham khảo trong bài tiểu luận. Đối với việc hướng dẫn viết tiểu luận triết học bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin chính thông, nắm rõ quy chuẩn hướng dẫn viết tiểu luận triết học mà thầy cô đã giao, hạn chế sử dụng các tài liệu từ wikipedia, vì đó là những nội dung hoàn toàn có thể thay đổi và chỉnh sửa được nên độ chính xác chỉ là 50 – 50. Ngoài ra, khi nắm các quy tắc hướng dẫn viết tiểu luận triết học, nên tham khảo các nguồn tiếng Anh từ các nhà khoa học như C.Mác, Ăngghen… Bởi vì tài liệu nước ngoài là rất nhiều. Các bạn có thể tìm theo keywords rồi chuyển ngữ thành tiếng Việt, chỉnh sửa theo ý hiểu của mình rồi chèn vào bài tiểu luận là được. Song song đó, trong việc hướng dẫn viết tiểu luận pháp luật, nếu áp dụng viết tiểu luận với lời mở đầu. Lời mở đầu trong bài tiểu luận không nên quá ngắn và chỉ bao gồm thông tin có tính chất gợi mở hoặc câu văn bóng bẩy. Trên thực tế, lời mở đầu của bài tiểu luận thường phải có các nội dung sau: lý do chọn đề tài hay tính cấp thiết của đề tài; tên đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của bài viết. Nội dung các phần trong hướng dẫn viết tiểu luận pháp luật: căn cứ vào dàn ý đã làm ở trên để viết nội dung và trình bày rõ ràng, sáng sủa. Trước mỗi phần( chương) nên có lời dẫn dắt để người đọc hiểu mình sắp viết về cái gì, phần này sẽ giải quyết vấn đề gì. Khi giảng viên hướng dẫn viết tiểu luận pháp luật bạn cần lưu ý đến việc đọc các tài liệu về pháp luật, nhà nước và các số liệu liên quan. Các bạn có thể tìm từ những nghiên cứu có trước, từ những bài báo, báo cáo của sở – ban – ngành hay các khảo sát trực tiếp lẫn giãn tiếp.
- Chọn đề tài tiểu luận: Đây là bước khá khó khăn nhưng cũng là điều kiện tiên quyết để xây dựng cho một bài tiểu luận. Phần này chỉ thực hiện khi giáo viên cho phép các bạn được tự do lựa chọn đề tài. Lúc này, căn cứ nguyên tắc viết tiểu luận để lựa chọn đề tài phù hợp. Đề tài phải phù hợp với môn học hay phù hợp với nội dung mà giảng viên đưa ra: có nhiều bạn sinh viên, khi lựa chọn đề tài, không chú ý xem nó có phù hợp với môn học của mình không, không đọc kỹ yêu cầu để thực hiện viết bài tiểu luận như thế nào cho đúng, dẫn đến lạc đề. Đề tài phải khả thi: tức là bạn phải có đủ kiến thức và tài liệu tham khảo để hoàn chỉnh được nó. Đề tài các bạn thích nhưng không đủ kiến thức mà việc tìm tài liệu tham khảo cũng không thực hiện được thì tốt nhất, không nên lựa chọn. Nên nếu bạn mong muốn truyền tải trong cách viết tiểu luận ngắn gọn mà đầy đủ thì nên xây dựng, liên kết dữ liệu liên quan xem đề tài đó tính thực dụng nhất, và có ý nghĩa nhất. Việc lựa chọn được một đề tài hay, có ý nghĩa thực tiễn xem như là một thành công. Hơn nữa, đề tài càng ý nghĩa thì việc thực hiện sẽ càng làm ta cảm thấy thích thú và cách viết tiểu luận ngắn gọn dễ đi vào thực tiễn nhiều hơn. Dù khó khăn cách mấy cũng không làm ta chán nản. Trước khi chọn có thể tìm kiếm thử xem trên thế giới có ai làm về nó chưa, hoặc gần giống thế. Nếu có những tài liệu tương tự thì chứng tỏ đó là đề tài khả thi có thể làm được.
- Lập dàn ý: dàn ý là bước rất quan trọng vì nó quyết định đến bố cục cũng như hướng đi của cả bài viết tiểu luận như thế nào cho đúng. Do vậy, các bạn nên làm dàn ý rồi nhờ giáo viên xem xét giúp để tránh những sai sót. Dàn ý của một bài viết tiểu luận thông thường sẽ gồm 3 phần:
-
- Phần đầu (chương I hay mục I, tùy theo cách đánh dấu): Thường gọi là chương lý luận: nêu lên một số lý luận hoặc giới thiệu tổng quan về vấn đề mà bạn đang nghiên cứu.
- Phần hai ( chương II hay mục II): là phần thực trạng và đánh giá: trình bày thực trạng của vấn đề nêu lên trong đề tài cùng những đánh giá về vấn đề đó.
- Phần ba: giải pháp, kiến nghị, bài học kinh nghiệm rút ra hay phương hướng cho vấn đề nghiên cứu sắp tới. Phần này đưa ra trên cơ sở căn cứ vào thực trạng, những khó khăn, vướng mắc còn gặp phải của vấn đề đã nêu trong chương
- Kết luận: chúng ta thường nghĩ kết luận thì chỉ cần viết cho xong, cho nhanh, và gọn nhất. Nhưng hoàn toàn sai lầm, vì kết luận chính là phần tổng kết hội tụ đủ nội dung toàn bộ cả một bài tiểu luận Phần kết luận nên có các thông tin sau: tóm tắt các vấn đề mà việc viết tiểu luận đã nghiên cứu được, bao gồm tổng kết những phần đã nêu ở toàn bài được viết ngắn gọn, súc tích, bên cạnh đó có thể nêu những đóng góp mới của đề tài.
- Danh mục tài liệu tham khảo: thông thường, mỗi tài liệu phải bao gồm thông tin: tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu(sách báo,…), nhà xuất bản, nơi xuất bản, tên tạp chí, số tạp chí, trang…sẽ được ghi theo thứ tự sau: người nghiên cứu, năm, nơi xuất bản…tiếng việt trước, tiếng nước ngoài sau.
Qua bài viết này hi vọng bạn đã biết cách viết bài tiểu luận như thế nào là đúng và áp dụng các nguyên tắc viết tiểu luận cho thật phù hợp, đúng nơi đúng chỗ. Từ đó, sẽ hỗ trợ các kiến thức về việc viết tiểu luận thật chất lượng và đạt kết quả cao theo mong muốn chính mình.